【tỷ số club america】Những cây trồng làm nên thương hiệu Bình Phước
>> Bài 1: Hiệu ứng từ cây giống
BÀI TOÁN TỪ NHỮNG CÂY TRỒNG SIÊU LỢI NHUẬN
BP - “Đặc thù của Bình Phước là cây cao su với điều. Người nông dân thường chỉ biết từ nhà ra vườn rồi từ vườn về nhà. Họ ít đi tìm hiểu cách làm nông nghiệp ở nơi khác nên không biết,ữngcacircytrồnglagravemnecircnthươnghiệuBigravenhPhướtỷ số club america không thấy. Nếu đi, nếu thấy tôi chắc chắn khi về thì 10 người sẽ có 8 người thay cây cao su hay ít ra họ sẽ thay đổi phương pháp canh tác theo lối mòn của mình” - nhà nông trẻ Đặng Ngọc Tuân, xã Minh Lập (Chơn Thành) chia sẻ.
CÂY TRỒNG SIÊU LỢI NHUẬN
Không phải ngẫu nhiên nhà nông dày dạn kinh nghiệm trong suốt 30 năm làm nông nghiệp như ông Lầu Sỹ Nịp, xã Long Bình, huyện Phú Riềng lại cưa hạ diện tích cây sầu riêng đang “hót” nhất hiện nay để thay vào đó là cây bưởi da xanh. Chỉ 5 ha bưởi da xanh nhưng mùa vụ vừa qua gia đình ông thu về 200 tấn trái. Với giá thị trường 30 ngàn đồng/kg tại vườn, 5 ha bưởi da xanh cho thu đến 6 tỷ đồng/năm. Với doanh thu ấy, bưởi da xanh được xem là cây trồng siêu lợi nhuận trên đất nông nghiệp của tỉnh Bình Phước tính đến thời điểm hiện nay. Cũng từ con số này mà nhà nông Lầu Sỹ Nịp nhắc nhở nhà báo nên đưa tin cho chính xác, thận trọng nếu không tội nghiệp cho người nông dân lắm. Bởi lẽ, đó là những con số trên thống kê, còn thực tế để có 40 tấn bưởi da xanh/ha là cả một quá trình mà không phải nhà nông nào cũng làm được. Nếu không phân tích rõ ràng, nhà nông nhìn thấy doanh số rồi chạy theo trồng bất chấp khoa học - kỹ thuật, vốn đầu tư như thế nào... để rồi trở về trắng tay.
Kỹ sư Nguyễn Văn Đạo và nhà nông Dụng Quý Đông (phải) trong vườn sầu riêng được chăm sóc theo hướng hữu cơ sinh học của trang trại Quý Đông
Hơn 10 năm trước, giá mủ cao su đang ở đỉnh cao trong lịch sử thị trường giá mủ cao su nhưng nhà nông Dụng Quý Đông ở ấp Suối Nhung, xã Tân Hưng, huyện Đồng Phú lại cưa hạ cả 12 ha trong thời kỳ kinh doanh để trồng sầu riêng Thái. Niên vụ vừa qua, mỗi héc ta sầu riêng của ông cho năng suất bình quân 20 tấn. Với giá thấp nhất 30 ngàn đồng/kg, mỗi héc ta sầu riêng cũng cho doanh thu ít nhất 600 triệu đồng. Con số này cho thấy cây sầu riêng cho nguồn lợi gấp rất nhiều lần so với cây cao su trên cùng đơn vị diện tích canh tác. Qua thực tiễn nhiều năm gắn bó với cây sầu riêng, đầu mùa mưa năm nay, nhà nông Trần Thị Huệ ở thôn Bàu Nghé, xã Phước Tín, thị xã Phước Long tiếp tục đầu tư 5 ha cây sầu riêng giống Monthon để thay cây sầu riêng giống 9 Hóa. Theo bà Huệ, mỗi héc ta sầu riêng bất kỳ giống nào cũng cho thu ít nhất 200 triệu đồng/năm. Đây là con số mơ ước của nhiều nhà nông.
Theo tính toán của nhà nông trẻ Đặng Ngọc Tuân, mỗi héc ta bơ booth 7 từ năm thứ 5 trở đi sẽ cho năng suất bình quân 25-30 tấn/năm. Giá bơ booth 7 trên thị trường hiện nay dao động ở con số tưởng chừng không tưởng từ 50-60 ngàn đồng/kg. Đó là giá tại nhà vườn, còn ở các cửa hàng có thương hiệu hoặc xuất khẩu thì giá đội lên đến 180 ngàn đồng/kg. Nắm bắt được nhu cầu tiêu thụ của thị trường nên năm 2014, anh Tuân giao cả đại lý kinh doanh điện thoại di động, mô hình nuôi chồn lấy cà phê cho vợ quản lý, còn anh đeo đuổi đầu tư 4 ha giống bơ booth 7.
KHUYẾN CÁO TỪ CÂY SIÊU LỢI NHUẬN
Chỉ tính riêng tiền giống, mỗi héc ta bưởi da xanh phải mất ít nhất từ 3,5-5 triệu đồng. Tiền phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và công chăm sóc ít nhất cũng 30 triệu đồng đối với năm đầu kiến thiết cơ bản. Năm thứ hai trở đi, 1 ha bưởi da xanh hoặc sầu riêng phải đầu tư ít nhất 40 triệu đồng/năm. Vào chu kỳ kinh doanh, mức đầu tư thấp nhất cũng phải ở mức 50 triệu đồng/năm. Với mức đầu tư như thế, không phải nông hộ nào cũng đủ điều kiện trồng bưởi da xanh, sầu riêng hoặc bơ. Chừng đó cũng chưa hội đủ điều kiện để người nông dân đeo đuổi những cây trồng siêu lợi nhuận trên đất nông nghiệp của tỉnh hiện nay. Yếu tố quyết định đến sự thành bại của những loại cây trồng này không phải là vốn đầu tư mà ở kỹ thuật chăm sóc.
Để làm chủ khoa học - kỹ thuật trong quá trình chăm sóc cây bưởi da xanh, nhà nông Lầu Sỹ Nịp tự sản xuất phân bón hữu cơ cả 100 tấn/năm để bón cho vườn cây
Trong 8 năm trồng sầu riêng, ông Lầu Sỹ Nịp sáng chế ra 3 loại thẻ xanh, đỏ, vàng để treo lên cây cho nhân viên biết cách bón phân, tưới nước. Thế nhưng sầu riêng rụng cứ rụng, thừa nước cũng rụng, thiếu nước cũng rụng, cứ sốc nước là rụng cho dù trái đã lớn. Chưa kể quy trình kỹ thuật bón phân không đúng hàm lượng dẫn đến bị sượng, thị trường không chấp nhận, người trồng sầu riêng bỗng chốc trắng tay. Còn các bệnh nấm hồng, phytop, xì mủ, thối trái được xem là khá phổ biến trên cây sầu riêng, nếu nhà nông không nắm rõ kỹ thuật, không đủ kinh phí trong quá trình đầu tư chăm sóc thì cây sầu riêng cũng không thể cho năng suất, chất lượng như mong đợi. Giống như sầu riêng, cây bưởi da xanh mỗi khi ra lá non, trái non không kịp phòng trừ sâu bệnh thì coi như thất bại cho cả 1 năm, thậm chí còn ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng cây, trái năm sau. Đặc biệt loại cây trồng này rất khó cho trái nhưng khi cho trái rất nhiều, nhà nông không biết cách tỉa cành, tạo tán hay tỉa trái cũng dẫn đến thất bại. Nhất là nguồn phân bón cho cây trồng này rất khó lựa chọn. Nếu bón phân không cân đối, không đúng thành phần dinh dưỡng sẽ dẫn đến trái khô, trái đắng, thậm chí không có trái.
Nếu trồng theo khoảng cách 10 x 10 thì mỗi héc ta chỉ trồng được 100 cây. Nếu trồng theo mô hình chữ ngũ mỗi héc ta sẽ trồng được 180 cây bưởi da xanh. Nếu để cây cho trái theo mùa mỗi héc ta cho năng suất tối đa từ 25-27 tấn, còn mình rải vụ năng suất sẽ đạt từ 45 - 50 tấn/ha/năm. Cứ tính đi, mỗi kilôgam bưởi da xanh tại vườn với mức giá thấp nhất là 30.000 đồng/kg thì mỗi héc ta với năng suất thấp nhất 20 tấn thì được bao nhiêu tiền? Có cây trồng nào qua cây bưởi da xanh không? - nhà nông LẦU SỸ NỊP, xã Long Bình (Phú Riềng) đặt câu hỏi. |
Đối với cây bơ nói chung và giống bơ sáp, bơ booth 7 nói riêng, hiện nay trên địa bàn tỉnh chưa có héc ta nào cho trái đúng theo lý thuyết của các nhà làm giống. Nhà nông Dụng Quý Đông trồng 5 ha bơ booth 7 đến nay đã 5 năm nhưng vẫn chưa cho trái. Một nhà nông xin giấu tên ở thôn Bàu Nghé, xã Phước Tín trồng 2 ha giống bơ sáp đến nay đã 4 năm nhưng mùa vụ vừa qua chỉ thu được 80kg, trong đó có 50kg bán với giá 80.000 đồng, còn lại 50.000 đồng/kg. Nhà nông Dụng Quý Đông cho biết, giống bơ booth 7 thích hợp với những vùng đất thuộc các tỉnh Tây Nguyên. Nông dân Bình Phước cần thận trọng đối với loại cây này cho dù giá trị kinh tế rất cao đối với các tỉnh, thành khác.
Sầu riêng, bơ sáp, bưởi da xanh là 3 trong số 6 loại cây trồng được tỉnh xác định là cây chiến lược trong nông nghiệp. Tùy theo đối tượng, mỗi thành viên trong hợp tác xã nông nghiệp sẽ được hỗ trợ từ 50-100% kinh phí xây dựng hệ thống tưới tiết kiệm khi đầu tư các loại cây trồng chiến lược này. Đặc biệt là cây sầu riêng và bưởi da xanh của tỉnh hiện nay có thể cạnh tranh ở bất kỳ thị trường nào trong và ngoài nước. Tuy nhiên muốn thành công ở các loại cây trồng này, người nông dân không còn cách nào khác là phải tính toán kinh phí đầu tư cũng như quy trình kỹ thuật chăm sóc một cách bài bản.
Đông Kiểm
相关推荐
- Kính mời độc giả đón đọc báo in Bình Phước hôm nay 6
- GTN: Cổ đông lớn đăng ký bán hơn 41 triệu cổ phiếu
- Tạp chí Nghiên cứu Huế phát hành ấn phẩm tập 9
- Nhận định bóng đá Almeria vs Real Madrid, 3h ngày 15/8
- Nhận định, soi kèo Biskra vs Mecheria, 22h00 ngày 6/1: Xốc lại tinh thần
- Lee Nguyễn được che chắn kỹ ở buổi tập đầu tiên cùng CLB TPHCM
- Cổ vật mũ quan triều Nguyễn sẽ được trưng bày để công chúng chiêm ngưỡng
- Điều chỉnh một số hoạt động tại Liên hoan Phim Việt Nam