【kết quả trận oman】Nghị trường rất cần tiếng nói doanh nhân
Quốc hội cần thêm nhiều đại biểu là doanh nhân. Trong ảnh: Đại biểu Trần Thị Hiền (Hà Nam),ịtrườngrấtcầntiếngnóidoanhnhâkết quả trận oman một trong số ít đại biểu Quốc hội là doanh nhân. |
Nhiều doanh nhân 8x lần đầu ứng cử
Ngày 27/4 vừa qua, Hội đồng Bầu cử quốc gia đã công bố danh sách chính thức 868 người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV ở 184 đơn vị bầu cử trong cả nước.
Trong danh sách này, có 17/18 ủy viên Bộ Chính trị, 101 ủy viên Trung ương, nhiều lãnh đạo chủ chốt các tỉnh, thành phố, đại diện các ngành, các giới và đương nhiên không thiếu các ứng viên là doanh nhân.
Theo dự kiến ban đầu về cơ cấu thành phần đại biểu Quốc hội khóa XV, số lượng doanh nghiệp, hiệp hội, nghiệp đoàn về lĩnh vực sản xuất, kinh doanh là 7 đại biểu (1,4%). Để bầu được số lượng này, tất nhiên số ứng viên được giới thiệu phải nhiều hơn, tùy vào sự lựa chọn, hiệp thương giới thiệu nhân sự và cả sự sẵn sàng tham gia ứng cử của các doanh nhân được lựa chọn.
Kết quả, trong 868 ứng viên chính thức có hơn 30 doanh nhân và đại diện các hiệp hội, nghiệp đoàn về lĩnh vực sản xuất, kinh doanh. Trong số này có một số vị là đại biểu đương nhiệm tái ứng cử, một số vị từng là đại biểu Quốc hội khóa XI, XIII, bên cạnh các ứng viên là lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước, thì có 22 doanh nhân ở vị trí lãnh đạo công ty cổ phần, công ty TNHH một thành viên.
Đáng chú ý, trong 9 người tự ứng cử vào danh sách chính thức, có hai doanh nhân. Một người khá quen thuộc với cử tri cả nước bởi là đại biểu rất chăm phát biểu ở Quốc hội khóa XIII. Đó là ứng viên Trần Khắc Tâm, sinh năm 1972, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Sóc Trăng, Phó chủ tịch Hội đồng Các hiệp hội doanh nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long, Ủy viên Ban Chấp hành Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Phó chủ tịch Hiệp hội Phát triển hàng tiêu dùngViệt Nam. Nơi làm việc của ông Tâm là Công ty TNHH Trần Liên Hưng, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Sóc Trăng.
Người thứ hai là bà Khương Thị Mai, sinh năm 1966, là Giám đốc điều hành Công ty TNHH nhôm Namsung Việt Nam, tự ứng cử tại Nam Định.
Nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV, bà là một trong 2 đại biểu tự ứng cử và trúng cử, cũng là một doanh nhân của tỉnh Nam Định.
Trong số các doanh nhân lần đầu ứng cử, có khá nhiều người thuộc thế hệ 8X, nằm trong cơ cấu ứng cử viên trẻ tuổi (dưới 40 tuổi). Tại TP.HCM có ứng viên Trịnh Chí Cường, sinh năm 1982, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Nhựa Đại Đồng Tiến. Đà Nẵng có doanh nhân Nguyễn Thị Thùy Thuận, cũng sinh năm 1982, Giám đốc Công ty TNHH Dịch vụ du lịch và Thương mại HTSafbel. TP. Cần Thơ có ứng viên Nguyễn Thị Kim Thoa, sinh năm 1987, Giám đốc điều hành Công ty cổ phần Sản xuất thương mại Abavina.
Tại Bến Tre có doanh nhân Ngô Tường Vy, sinh năm 1986, là Phó giám đốc Công ty TNHH Xuất nhập khẩu trái cây Chánh Thu, Phó chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Bến Tre. Ứng cử tại Đồng Tháp có doanh nhân Nguyễn Thúy Kiều, sinh năm 1984, Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Ba Tre, Chủ nhiệm Câu lạc bộ nữ khởi nghiệphuyện Tam Nông.
Cũng ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long còn có ứng viên Phạm Tiến Hoài, sinh năm 1981, Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Chế biến nông sản Tiến Thịnh và Công ty TNHH một thành viên Thực phẩm Hạnh Nguyên, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Hậu Giang.
Tiếng nói của doanh nhân rất quan trọng
Bao nhiêu doanh nhân sẽ trúng cử đại biểu Quốc hội khóa XV, đó vẫn còn là một ẩn số. Nhưng, có một thực tế là không chỉ giảm đi về số lượng, mà dấu ấn tại nghị trường của doanh nhân trong vài nhiệm kỳ gần đây cũng mờ nhạt hơn, chưa kể một số vị có vi phạm không được xác nhận tư cách đại biểu hoặc bị bãi nhiệm.
Lý giải về việc có nhiệm kỳ Quốc hội, số doanh nhân là đại biểu đã lên tới gần 40 người, nhưng ngày càng ít doanh nhân tham gia Quốc hội, ông Nguyễn Túc, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cho biết, trên thực tế có nhiều doanh nhân có tên tuổi được Mặt trận Tổ quốc vận động tham gia ứng cử, nhưng họ từ chối.
“Đợt này, Mặt trận Tổ quốc cũng vận động một số doanh nhân có tiếng, thì các anh ấy nói không dám vào vì nếu toàn tâm, toàn lực làm đại biểu thì doanh nghiệp của họ sẽ “chết” ngay. Ngược lại, có những doanh nhân rất muốn ứng cử, song lại không đủ tiêu chuẩn”, ông Túc trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư.
Cũng là Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đồng thời là lãnh đạo tổ chức đại diện cho giới doanh nhân, ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) giải thích, những năm gần đây, cơ cấu định hướng doanh nhân là đại biểu chỉ quanh con số 6 - 7 người. Sau đó, số doanh nhân tham gia ứng cử đại biểu Quốc hội nhiều hay ít chủ yếu phụ thuộc vào sự giới thiệu của các địa phương.
Ông Lộc cũng nêu thực tế khi được vận động tham gia ứng cử thì một số doanh nhân nói rằng, họ chọn cách tham gia đóng góp cho đất nước bằng chính sự nghiệp kinh doanh của mình, tạo công ăn việc làm, đóng góp cho ngân sách và lựa chọn này đáng được tôn trọng. Nhưng cũng có doanh nhân mong muốn làm đại biểu dân cử, cả ở Quốc hội hoặc Hội đồng Nhân dân các cấp để có tiếng nói đóng góp xây dựng thể chế, chính sách, và đó cũng là nguyện vọng chính đáng.
“Lúc này, nền kinh tếnhiều bất định, doanh nhân muốn toàn tâm, toàn ý chống chọi với đại dịch Covid-19 và chống đỡ khó khăn của thị trường, giữ việc làm cho người lao động, điều đó là chính đáng. Trong cộng đồng doanh nhân có những quan điểm khác nhau về ưu tiên lúc này và đều đáng tôn trọng cả”, ông Lộc nêu quan điểm.
Từ trải nghiệm của người đã tham gia Quốc hội liền 4 nhiệm kỳ, Chủ tịch VCCI khẳng định, dù số lượng đại biểu - doanh nhân mỗi khóa có khác nhau, song tiếng nói của đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp trong cơ quan lập pháp là rất quan trọng.
“Nghị quyết của Đảng đã xác định phát triển kinh tế là trung tâm, Quốc hội là nơi đưa ra quyết sách quan trọng tầm quốc gia về kinh tế, về hội nhập thì tiếng nói của doanh nhân rất quan trọng vì họ am hiểu rất sâu sắc trong lĩnh vực này”, ông Lộc phân tích.
Chi tiết đơn vị bầu cử của lãnh đạo cấp cao
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được phân bổ ứng cử ở đơn vị bầu cử số 1 của Hà Nội, gồm các quận Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng. Số ứng viên là 5 người, được bầu 3 người. Cùng đơn vị bầu cử số 1 với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có ông Nguyễn Trúc Anh (Giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội), Thiếu tướng Nguyễn Quốc Duyệt (Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô), bà Nguyễn Thị Hà Tuyên (Phó hiệu trưởng Trường THPT Hoàng Văn Thụ) và ông Vũ Tiến Vượng (nghiên cứu viên Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, Học viện Nông nghiệp Việt Nam).
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc ứng cử đại biểu Quốc hội tại đơn vị bầu cử số 10 của TP.HCM, gồm hai huyện Củ Chi và Hóc Môn. Số ứng viên là 5 người, được bầu 3 đại biểu. Cùng đơn vị bầu cử với Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc còn có 4 ứng viên: ông Trần Đức Cường (Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam); ông Nguyễn Thanh Hiệp (Phó bí thư Đảng ủy Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch); bà Nguyễn Thị Lệ (Chủ tịch HĐND TP.HCM) và Thiếu tướng Phan Văn Xựng (Chính ủy Bộ Tư lệnh TP.HCM).
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ứng cử tại đơn vị bầu cử số 1 của TP. Cần Thơ, gồm các huyện Ninh Kiều, Cái Răng và Phong Điền. Số ứng viên là 5 người, được bầu 3 đại biểu. Cùng đơn vị với Thủ tướng Phạm Minh Chính là các ứng viên: bà Dư Thị Mỹ Hân (Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố); ông Đào Chí Nghĩa (Bí thư Thành đoàn TP. Cần Thơ), bà Nguyễn Thị Kim Thoa (Giám đốc điều hành Công ty cổ phần sản xuất thương mại Abavina) và ông Nguyễn Văn Thuận (Giám đốc Công an TP. Cần Thơ).
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ ứng cử tại đơn vị bầu cử số 3 của TP. Hải Phòng, gồm các quận Kiến An, Dương Kinh và các huyện An Lão, Tiên Lãng, Vĩnh Bảo. Số ứng viên là 5 người, được bầu 3 đại biểu. Cùng đơn vị bầu cử với Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ còn có các ứng viên: ông Vũ Thanh Chương (Giám đốc Công an TP. Hải Phòng); ông Đỗ Mạnh Hiến (Phó bí thư Thường trực Thành ủy Hải Phòng); bà Nguyễn Thị Lan Hương (Chủ tịch Hội phụ nữ Công an Thành phố) và bà Nguyễn Hồng Vân (Trường đại học Hàng Hải Việt Nam).
-
Khói mịt mù bủa vây 1 đoạn cao tốc Phan ThiếtHải quan Hà Nội chủ động, sẵn sàng ứng phó với dịch CovidCục Hải quan Thanh Hóa tổ chức đối thoại hải quanGiá vàng hôm nay 4/8: Vàng chao đảo, lao dốc rồi lại bật tăngSamsung có thể mất tới hơn 1 tỷ USD chi phí thu hồi Note 7Lâm Đồng: Đứng top đầu tiến độ thu ngân sách năm 2021Tổ chức lớp Cập nhật kiến thức hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuếNgười trẻ dễ vỡ nợ thẻ tín dụngCông bố giải thưởng ASEAN ICT Awards 2016 tại Việt NamQuyết liệt chống thất thu ngân sách, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế
下一篇:Infographics: Công tác cổ phần hóa, sắp xếp, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước năm 2024
- ·Mưa lớn trút nước ở Hà Nội, khắp ngả đường kẹt không lối thoát
- ·Vinamilk: 10 năm trong Top 50 doanh nghiệp niêm yết tốt nhất của Forbes Việt Nam
- ·Giá xoài cát tăng cao đột biến, thịt lợn vẫn 'đủng đỉnh' giảm nhẹ
- ·Thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách với nguyên tắc “kép”
- ·Đề xuất xây khu tái định cư nứt đất ở Đắk Nông
- ·Hải quan An Giang: Đề nghị khởi tố hình sự vụ buôn bán cá khô nhập lậu trị giá trên 700 triệu đồng
- ·Dốc toàn lực hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách
- ·TNG Holdings Vietnam nhận giải ‘Nơi làm việc tốt nhất châu Á’ 2022
- ·Dự báo thời tiết 22/8: Miền Bắc nắng gián đoạn kèm mưa giông
- ·Lâm Đồng: Đứng top đầu tiến độ thu ngân sách năm 2021
- ·Hải quan Lào Cai: Thu thuế xuất nhập khẩu đối diện nhiều khó khăn, thách thức
- ·Hải quan đưa nhiều thiết bị hiện đại vào kiểm soát hàng hóa
- ·Phuơng pháp đầu tư tập trung có phù hợp cho nhà đầu tư trong năm 2025?
- ·PC Đắk Lắk: Phối hợp cùng khách hàng xác định nguyên nhân tiền điện tăng cao
- ·Hà Nội dẫn đầu, Nghệ An lọt top 5 địa phương mua ô tô nhiều nhất
- ·Hải quan Quảng Ninh ủng hộ hơn 100 triệu đồng chống Covid
- ·Người đang sở hữu nhiều ô tô, xe máy thì định danh biển số thế nào?
- ·Hải Phòng: 100% doanh nghiệp áp dụng hóa đơn điện tử trước tháng 7/2022
- ·Top đầu thế giới, dưa lưới Trung Quốc lăn tràn chợ Việt
- ·Cần phải đảm bảo cung cấp đủ điện cho phát triển kinh tế Thanh Hóa trong 5 năm tới
- ·Nhận định, soi kèo Fortis Limited vs Abahani Limited Dhaka, 15h45 ngày 3/1: 3 điểm xa nhà
- ·Bỏ Quỹ bình ổn: Giá xăng dầu hết kiểu lên nhanh xuống chậm
- ·Tổng cục Hải quan biệt phái công chức để bổ sung nhân sự do Covid
- ·5 ngân hàng Trung Quốc lừa hàng tỷ USD tiền gửi của khách hàng
- ·Thời tiết Hà Nội 15/9: Mát mẻ, khả năng có mưa
- ·NA Standing Committee wraps up 30th session
- ·Trung Quốc lên tiếng "trấn an" về nguy cơ bệnh đường hô hấp do virus HMPV
- ·Thu thuế thu nhập cá nhân cao chưa từng có, phá kỷ lục các năm
- ·Liều ‘chơi’ ong vò vẽ, bỏ túi hàng chục triệu đồng
- ·VietinBank nhận Giải ‘Ứng dụng công nghệ ngân hàng trên điện thoại tốt nhất’
- ·Nhận định, soi kèo Marseille vs Le Havre, 2h45 ngày 6/1: Thắng dễ
- ·Doanh nghiệp kiến nghị giải pháp nhập năng lượng sạch LNG vào Việt Nam
- ·Tổng cục Thuế hướng dẫn chính sách giảm thuế cho doanh nghiệp
- ·Việt Nam chuẩn bị cho cuộc thi Tay nghề thế WorldSkills 2021
- ·Tách nhập thế nào cũng nên giữ quận Hoàn Kiếm
- ·Góp 9 nghìn tỷ đồng, bí ẩn ngân hàng HDBank sẽ nhận chuyển giao
-
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ: Báo chí là cầu nối hữu hiệu giữa Quốc hội với cử triBộ trưởng Hồ Đức Phớc tiếp Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Marc Evans KnapperBộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc gửi thư chúc mừng 97 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt NamThủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp khẩn về phòng chống CovidBộ Y tế: Không để vắc xin Abdala phải hủy bỏ do hết hạn sử dụngGDP quý II tăng 7,72%, cao nhất trong 12 nămCảnh sát biển sẵn sàng bảo vệ vùng biển trong những ngày đầu XuânThủ tướng gửi thư khen đội tuyển bóng đá nam quốc gia Việt NamKhẳng định vai trò nòng cốt của Mặt trận Tổ quốc trong phát huy quyền làm chủ của Nhân dânChủ tịch nước: Là lãnh đạo cấp cao phải càng nêu gương trước cử tri