88Point88Point

【tipvang】Chống chuyển giá

chong chuyen gia khong de

Hoạt động nghiệp vụ tại Cục Thuế tỉnh Hòa Bình

Tổng cục Thuế đang triển khai thí điểm các chuyên đề quản lý thuế đối với hoạt động chuyển giá trong từng lĩnh vực ở các cục thuế trọng điểm. Tại Cục Thuế Hà Nội thực hiện xây dựng chuyên đề “Quản lý giá chuyển nhượng đối với lĩnh vực xây dựng và kinh doanh bất động sản”; Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh thực hiện xây dựng Chuyên đề “Quản lý giá chuyển nhượng đối với lĩnh vực gia công dệt,ốngchuyểngiátipvang may”; Cục Thuế Vĩnh Phúc thực hiện chuyên đề “Quản lý giá chuyển nhượng đối với lĩnh vực lắp ráp ôtô, xe máy”; Cục Thuế Đồng Nai thực hiện chuyên đề “Quản lý giá chuyển nhượng đối với lĩnh vực sản xuất sợi và dệt vải”; Cục Thuế Bình Dương thực hiện “Quản lý giá chuyển nhượng đối với lĩnh vực sản xuất cơ khí”...

Nhận diện

Năm 2011 đánh dấu thành công bước đầu của ngành Thuế trong công tác chống chuyển giá. Kết quả đã thanh tra chống chuyển giá tại 45.939 DN, xử lý giảm lỗ 4.400 tỷ đồng, truy thu thuế và xử phạt 1.650 tỷ đồng.

Đứng trước tình trạng này, Tổng cục Thuế đã triển khai nhiều nhóm giải pháp để ngăn chặn, từ tăng cường quản lý kê khai thông tin giao dịch liên kết, xây dựng các chuyên đề quản lý thuế đối với hoạt động chuyển giá theo từng lĩnh vực, đến xây dựng cơ sở dữ liệu, hỗ trợ thanh tra tại các cục Thuế. 6 tháng đầu năm 2012, qua thanh tra, kiểm tra tại 463 DN có dấu hiệu chuyển giá, có giao dịch liên kết và kinh doanh lỗ triền miên, toàn Ngành đã truy thu và phạt 253,4 tỷ đồng, giảm khấu trừ qua thanh tra là 47,7 tỷ đồng, giảm lỗ qua thanh tra là 1.035,5 tỷ đồng.

Theo đánh giá của ngành Thuế, một trong những nguyên nhân làm tăng nguy cơ chuyển giá tại Việt Nam đó là chính sách ưu đãi thuế Thu nhập DN (TNDN). Chính sách ưu đãi thuế suất thuế TNDN cho các nhà đầu tư nước ngoài và cả nhà đầu tư trong nước theo vùng và ngành đã tạo ra sự chênh lệch thuế suất thuế TNDN giữa các khu vực trong nước và giữa trong nước với các nước và vùng lãnh thổ khác. Việc tạo ra sự chênh lệch thuế suất giữa DN trong và DN ngoài nước; giữa DN được hưởng ưu đãi và DN không được hưởng ưu đãi đã tạo tiền đề để các DN bắt đầu coi trọng việc xác định giá chuyển giao nhằm tối đa hoá lợi nhuận.

Hoạt động chuyển giá của các DN còn thực hiện "tinh vi" với các hình thức như: Xác định giá chuyển giao nhằm thôn tính bên liên doanh trong các DN liên doanh, một bên Việt Nam và một bên nước ngoài cùng góp vốn để thành lập pháp nhân mới, hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam. Xác định giá chuyển giao nhằm tránh thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài. Đơn cử như trong giai đoạn đầu các DN đa quốc gia nước ngoài thường phải chịu thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài. Chuyển giá là một trong những phương thức tránh phải chịu thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài. Xác định giá chuyển giao nhằm thu hồi vốn đầu tư về nước để tránh rủi ro trong một thị trường phát triển không ổn định...

Đáng lo ngại hơn là hành vi chuyển giá nhằm tối thiểu nghĩa vụ thuế TNDN không chỉ diễn ra tại các DN FDI, mà còn giữa các bên liên kết trong nội địa Việt Nam do các tập đoàn kinh tế trong nước lợi dụng chính sách ưu đãi của Nhà nước. Chẳng hạn như thành lập một số công ty con hoạt động trong những lĩnh vực và địa bàn khác nhau, trong đó có những lĩnh vực, địa bàn được ưu đãi thuế TNDN, từ đó tìm cách chuyển lợi nhuận trước thuế từ DN không được ưu đãi thuế sang DN liên kết được ưu đãi thuế, hoặc chuyển lợi nhuận trước thuế từ DN có lãi sang DN bị lỗ thông qua giá chuyển giao sản phẩm và cung cấp dịch vụ giữa các bên để giảm thiểu nghĩa vụ thuế tổng hợp của cả tập đoàn.

Tạo môi trường kinh doanh bình đẳng

Một trong những động thái đầu tiên của Việt Nam trong việc thể hiện quyết tâm đấu tranh với hiện tượng chuyển giá tại các DN trong nước và DN FDI trong năm 2012 đó là việc Bộ Tài chính đã phê duyệt Chương trình hành động kiểm soát hoạt động chuyển giá giai đoạn 2012-2015. Điều này thể hiện quyết tâm trong việc huy động mọi nguồn lực, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý đối với hoạt động chuyển giá; tăng cường tính tuân thủ pháp luật của người nộp thuế; tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, lành mạnh giữa các DN.

Theo nhận định của Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Vũ Văn Trường, mục tiêu nhắm tới của ngành Thuế là các DN ở lĩnh vực liên quan đến tài chính, ngân hàng, kinh doanh bất động sản, khai thác khoáng sản, dược phẩm, điện lực, dầu khí, bưu chính viễn thông... có dấu hiệu chuyển giá, kinh doanh thua lỗ, có số nợ thuế lớn hoặc nhiều năm chưa được thanh tra, kiểm tra, DN được hưởng ưu đãi miễn hoặc giảm thuế. Hiện ngành Thuế thành lập bộ phận chuyên trách về chuyển giá tại cấp Tổng cục để tập trung, thống nhất và chuyên sâu trong việc quản lý thuế đối với hoạt động chuyển giá.

Kế hoạch thanh, kiểm tra đã được xây dựng cụ thể như: Đối với DN mới đầu tư, ngay năm đầu và năm thứ hai đã phát sinh lỗ hoặc có phát sinh hoàn thuế phải tập trung giám sát, kiểm tra, yêu cầu DN giải trình nguyên nhân lỗ, xem xét kỹ về hoàn thuế đối với các DN này. Tương tự, với các DN lỗ nhiều năm và lỗ vượt quá số vốn chủ sở hữu cần phải rà soát lại một cách toàn diện, chuẩn bị thu thập thông tin, xây dựng phương án để thanh tra DN.

Ngành thuế đang phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng các cơ quan liên quan xây dựng và hoàn thành Đề án “Ngăn ngừa và hạn chế chuyển giá trong hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam”; đẩy mạnh tuyên truyền về quản lý giá chuyển nhượng để làm tăng nhận thức, vai trò và tầm quan trọng của việc xác định giá chuyển nhượng trong các DN và công chức thuế.

Theo nhận định của ông Nguyễn Mạnh Hà - Chủ nhiệm bộ phận tư vấn thuế - Văn phòng Ernst & Young Hà Nội, công tác chống chuyển giá là việc hết sức nhạy cảm, bên cạnh việc “bài trừ” các DN liên kết để trốn thuế thì cũng phải có những biện pháp mềm dẻo để hạn chế tối đa những ảnh hưởng tiêu cực đến việc thu hút đầu tư nước ngoài. Nên chăng xem xét đến việc giảm thuế TNDN. Theo lộ trình dự kiến từ nay đến năm 2015, thuế suất thuế TNDN có thể sẽ giảm còn 20-22% thay cho mức 25% như hiện hành sẽ góp phần hạn chế hành vi chuyển giá của các DN.

Luật sư Nguyễn Quang Nghiêm - Văn phòng Luật sư Minh Long- Hà Nội:

Xử phạt vi phạm hành chính về chuyển giá còn quá nhẹ

Chuyển giá là hai mặt của một vấn đề. Chuyển giá có mặt tích cực trong quản trị DN nhằm mang lại lợi nhuận tối đa để tăng khả năng đầu tư mở rộng sản xuất cho DN, tăng tài sản cho một quốc gia. Nhưng chuyển giá cũng là một nguy cơ tiềm tàng gây thất thu thuế đối với một quốc gia.

Đối với Việt Nam, việc quản lý giá chuyển giao giữa các bên liên kết chưa được quy định một cách cụ thể trong Luật Quản lý thuế nên tính pháp lý chưa cao. Mức độ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế đối với các trường hợp chuyển giá còn quá nhẹ, được quy định chung với các hành vi vi phạm khác về thuế (quy định tại Luật Quản lý thuế hiện hành, tại Nghị định số 98/2007/NĐ-CP và Thông tư số 28/2011/TT-BTC) mà chưa có hình thức xử phạt riêng, nghiêm khắc hơn theo số thuế thất thoát do chuyển giá nên chưa đủ sức răn đe đối với người nộp thuế có hành vi chuyển giá tránh thuế. Trong khi đó, tại nhiều nước như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia... có đầy đủ các chế tài xử phạt với từng hành vi vi phạm cụ thể của DN; từ việc xử lý DN không cung cấp thông tin hoặc cung cấp muộn thông tin, DN không lưu giữ hồ sơ chứng minh với cơ quan Thuế...

T.H(ghi)

Thu Hằng

赞(8375)
未经允许不得转载:>88Point » 【tipvang】Chống chuyển giá