GS.TS Đỗ Năng Vịnh thuộcViện Di truyền nông nghiệp nhận định,ờViệtNamthànhquotHàLancủachâuÁdoi hinh du kien bong da hom nay Hà Lan và Irsael, vốn là 2 nước không có những thế mạnh để phát triển nông nghiệp nhưng họ đã có những thành công vượt trội trong nông nghiệp công nghệ cao. Sự thành công của hai quốc gia trên có vai trò quan trọng từ những quyết sách đầu tư khác biệt dựa trên sự phân tích thị trường và đầu tư cho sản xuất các sản phẩm tinh hoa.
Bao giờ nông nghiệp Việt Nam phát triển như Hà Lan? |
Vấn đề thị trường quốc tế được họ nghiên cứu cặn kẽ và sâu sắc trước khi triển khai sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Mặt khác, chuỗi sản phẩm khép kín từ đồng ruộng đến thị trường dựa trên công nghệ tiếp thị và công nghệ sản xuất cao, có sức cạnh tranh mạnh mẽ. Đối với khu vực đồng bằng sông Hồng, nếu có quyết sách đầu tư mang tầm quốc gia hoàn toàn có thể trở thành “Hà Lan của châu Á”!
Để phát triển nông nghiệp, PGS.TS Nguyễn Văn Tuất, Phó Giám đốc viện Khoa học Nông nghiệp (KHNN) Việt Nam cho rằng, việc cấp kinh phí hàng năm theo năm tài chính với nhiệm vụ nghiên cứu, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp là không hợp lý. Có những nghiên cứu bắt đầu từ tháng 1 lại chỉ được cấp kinh phí từ tháng 3, thậm chí tháng 6, thậm chí tháng 12 lại được cấp kinh phí từ tháng 3 mà vẫn phải quyết toán trong tháng 12. Tất các những điều này làm cho đề tài cấp kinh phí muộn phải rất khó khăn tìm kinh phí ứng trước; còn đề tại muộn phải quyết toán sẽ dẫn đến không giải ngân được hoặc phải làm chứng từ khống.
Nguồn nhân lực cũng là yếu tố quyết định đến chất lượng nghiên cứu. Hiện nay, nhà nước có chủ trương đào tạo nước ngoài bằng ngân sách. Nhưng thực tế cho thấy, các nhà khoa học gắn với đồng ruộng ít có điều kiện học ngoại ngữ nên thi đầu vào phần lớn không đạt. Trong khi những cán bộ ít được trọng dụng vì chuyên môn yếu hoặc không tâm huyết với công việc sẽ có thời gian học ngoại ngữ, và thi đạt yêu cầu.
Nên Nhà nước cần giành cho nông nghiệp cơ chế riêng. Đó là thi chuyên môn trước, khi đạt yêu cầu mới cho bồi dưỡng và thi ngoại ngữ sau, giống như trước kia chúng ta từng làm với nghiên cứu sinh gửi đi nước ngoài trước giải phóng.
Đặc điểm của KHNN là kỹ thuật dễ bị sao chép, khó bảo hộ. Đó là chưa kể, khi nhà khoa học phải tính toán kinh tế trong thực hiện đề tài thì sản phẩm sẽ có chất lượng rất thấp, mất đi cảm hứng sáng tạo. Khi thực hiện Nghị định hướng dẫn luật KHCN sửa đổi, nếu chúng ta phải đưa lương cán bộ vào đề tài, thì ai sẽ quyết định tỷ lệ kinh phí dành cho lương?
Đặc thù nông nghiệp là sản phẩm giá trị thấp, thị trường bấp bênh, ảnh hưởng thiên tai, nguồn lực cán bộ có trình độ tay nghề cao không nhiều. Nên duy trì mức lương tối thiểu trong một thời gian nhất định để họ có thể đề xuất đề tài, sau đó nếu không được sẽ cắt lương và tự đào thải.
Về kinh phí hoạt động thường xuyên: Nhà nước cần lập các viện nghiên cứu để thực hiện nhiệm vụ theo chuyên đề. Viện phải được cấp kinh phí thực hiện nhiệm vụ thường xuyên. Nhà nước cũng cần có chủ trương xây nhà công vụ cho cán bộ nghỉ ngơi trong thời gian công tác…
Ngọc Linh