Bộ Công Thương đã ban hành quyết định áp dụng biện pháp tự vệ chính thức đối với sản phẩm phân bón DAP và MAP nhập khẩu vào Việt Nam từ đầu tháng 3/2018,ếtựvệphnbnchỉlgiảiphptnhthếbang xep hang bong da fifa với mức thuế 1.128.531 đồng/tấn, kéo dài trong thời gian 2 năm.
Nhà máy sản xuất phân bón Diamon phốt phát (DAP số 2) Lào Cai. Lục Hương Thu/TTXVN
Mặc dù việc áp thuế được xem như giải pháp tình thế trong bối cảnh hiện nay, nhưng đây là biện pháp giúp bảo vệ ngành sản xuất phân bón trong nước.
Theo ông Nguyễn Hạc Thúy, Tổng thư ký Hiệp hội Phân bón Việt Nam, thuế được áp đối với phân bón DAP và MAP do việc sản xuất mặt hàng này đang gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp tình thế trong ngắn hạn bởi mức thuế tự vệ này chỉ mang tính chất hỗ trợ, chứ không thể cứu được các doanh nghiệp nếu họ vẫn rơi vào tình trạng yếu kém, thua lỗ những năm qua.
Giải pháp mấu chốt được ông Thúy đưa ra là ngoài việc các doanh nghiệp phải nỗ lực nâng cao sản xuất, chất lượng sản phẩm, tiết giảm chi phí thì quan trọng là nhà nước phải giảm thuế giá trị gia tăng. Giá nguyên liệu đầu vào trong nước không giảm do giá phân bón tăng, trong khi giá phân chịu thêm thuế VAT mà khi mua nguyên liệu đầu vào cũng không được khấu trừ. Ngược lại, giá phân bón thế giới lại rẻ hơn nên thu hút người nông dân hơn.
Đại diện Cục Hóa chất (Bộ Công Thương) cũng cho rằng, những năm qua các doanh nghiệp sản xuất phân bón DAP trong nước đã phải chịu nhiều áp lực như: chi phí tài chính cao, phân bón nhập khẩu ồ ạt chiếm thị trường trong nước với số lượng lớn và có thời điểm giá rất thấp.
Do đó, việc áp dụng biện pháp thuế tự vệ tạm thời với DAP được Bộ Công Thương nghiên cứu và triển khai theo kiến nghị của ngành sản xuất trong nước, đảm bảo phù hợp với pháp luật về phòng vệ thương mại cũng như các cam kết của WTO. Nếu biện pháp tự vệ không được áp dụng, các nhà máy sản xuất trong nước có thể phải đóng cửa do không thể cạnh tranh với hàng hóa nhập khẩu ồ ạt.
Về lâu dài, Cục Hóa chất cho rằng, nếu thị trường chỉ còn hàng nhập khẩu, người tiêu dùng sẽ chịu thiệt hại trực tiếp khi giá bán có thể tăng cao do yếu tố độc quyền cũng như thiếu đa dạng về chủng loại hàng hóa để lựa chọn. Việc áp thuế tự vệ tạm thời được cho là biện pháp cấp bách giúp ngành phân bón trong nước ổn định sản xuất.
Có thể nhận thấy trong thời gian áp thuế tạm thời vừa qua, nhiều doanh nghiệp sản xuất phân bón trong nước đã có cú “bứt phá” để thoát khỏi "vòng xoáy" thua lỗ. Đơn cử như đầu năm 2018, Công ty cổ phần DAP - Vinachem đã công bố kết quả kinh doanh quý cuối cùng của năm với mức lãi 47,43 tỷ đồng, tăng đột biến 193 tỷ đồng so với số lỗ hơn 145 tỷ đồng cùng kỳ năm 2016. Kết quả kinh doanh khởi sắc là do doanh thu bán hàng trong quý IV/2017 đạt 603,44 tỷ đồng, tăng 186 tỷ đồng so với cùng kỳ, tương ứng mức tăng 44,5%.
Sự khởi sắc này còn tiếp tục trong 2 tháng đầu năm 2018 khi doanh nghiệp báo lãi 6,6 tỷ đồng. Với tín hiệu này, DAP – Vinachem nhiều khả năng sẽ thoát khỏi danh mục 12 dự án thua lỗ của ngành Công thương.
Quyết định áp dụng biện pháp tự vệ chính thức trên được đưa ra sau khoảng 6 tháng Bộ Công Thương áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời đối với phân bón DAP và MAP nhập khẩu, với mức thuế tự vệ là 1.855.790 đồng/tấn.
Kết luận điều tra cuối cùng của Bộ Công thương cho thấy, lượng phân bón DAP và MAP nhập khẩu đã tăng cả tuyệt đối và tương đối trong giai đoạn điều tra; đồng thời hàng hóa nhập khẩu đã gây ra tác động ép giá và kìm giá đối với hàng hóa sản xuất trong nước trong giai đoạn 2013 - 2016.
Mức chênh lệch giá gây thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước (bằng mức chênh lệch giữa giá bán thực tế và giá bán trong điều kiện không có thiệt hại) là 1.855.790 đồng/tấn. Cùng với đó là hiện tượng ép giá, kìm giá vẫn tiếp tục diễn ra trong năm 2017 nên giá bán của phân bón sản xuất trong nước vẫn thấp hơn chi phí sản xuất là 1.128.531 đồng/tấn. Mức thuế này chỉ bằng 60% mức thuế mà Việt Nam được quyền áp dụng theo quy định của WTO và pháp luật Việt Nam.
Sau 2 năm, Bộ Công Thương sẽ xem xét, đánh giá lại tác động kinh tế - xã hội để quyết định việc có gia hạn biện pháp tự vệ hay không.
Theo Hiệp hội Phân bón Việt Nam, trên thực tế các doanh nghiệp trong nước sản xuất phân bón của Vinachem, Tập đoàn Dầu khí (Đạm Phú Mỹ, Đạm Cà Mau)... có khả năng đáp ứng được khoảng 80% nhu cầu phân bón trong nước. Riêng nhu cầu tiêu thụ sản phẩm DAP khoảng 1 triệu tấn, sản xuất trong nước đáp ứng trên 50% nhu cầu, còn lại phải nhập khẩu.
Tự vệ là một trong 3 biện pháp phòng vệ thương mại được WTO cho phép sử dụng để bảo vệ sản xuất trong nước. Tuy nhiên, việc áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại luôn có tác động hai chiều.
Đánh giá về tác động của việc áp thuế, nhiều ý kiến cho rằng sẽ gián tiếp làm gia tăng giá phân bón trên thị trường. Theo ông Vũ Văn Thưởng, Giám đốc kinh doanh Công ty cổ phần công nông nghiệp Tiến Nông, áp thuế làm tăng giá thành đầu vào từ 10 -12%. Do vậy, doanh nghiệp chịu tăng chi phí trung bình từ 100.000 - 200.000 đồng/tấn. Trong khi đó, các sản phẩm NPK nhập khẩu không phải chịu thuế, sức cạnh tranh tốt hơn các sản phẩm NPK sản xuất trong nước.
"Doanh nghiệp nhỏ, tác động sẽ càng lớn; làm giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp, khó có khả năng chống đỡ và có nguy cơ dẫn tới đóng cửa", ông Thưởng cho hay.
Theo Cục phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương, trước năm 2008 giá phân bón ở mức 18.000 – 20.000 đồng/kg, nhưng từ năm 2009, DAP đã sản xuất trong nước thì giá liên tục giảm và gần đây nhất còn 7.700 đồng/kg. Việc làm tăng giá phân bón do áp thuế tự vệ sẽ chỉ diễn ra trong ngắn hạn.
Đại diện Bộ Công Thương cho biết, hiện nay Bộ Tài chính đang tiến hành giải quyết, đề xuất đưa mặt hàng này vào diện chịu thuế giá trị gia tăng. Nếu đề xuất này được thông qua, khó khăn của doanh nghiệp phân bón là không được hoàn thuế đầu vào gần 3 năm qua sẽ được tháo gỡ và hơn thế là nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Theo Đức Dũng (TTXVN)