BID ngược dòng Cổ phiếu BID trở thành tâm điểm của phiên giao dịch hôm nay khi nhà đầu tư tìm thấy cơ hội ngắn hạn an toàn duy nhất. Trong khi thị trường chung bị ảnh hưởng nặng nề từ các hoạt động bán ra giảm rủi ro khi các quỹ ETF bắt đầu bán,ứngkhoánThịtrườnggiảmsâuBIDngượcdòngtăngkịchtrầxem bảng xếp hạng ý thì ngược lại BID được đầu cơ giá lên mạnh mẽ để tranh thủ đón trước sức cầu từ các quỹ này. Do các quỹ ETF công bố thông tin rất minh bạch và lại đúng vào ngày cuối tuần, nghĩa là toàn thị trường đều có được sự chuẩn bị trước khi phiên đầu tuần mở cửa. Không ai bị bất ngờ cả và các chiến lược giao dịch có thể đã được hoạch định sẵn. BID hưởng lợi lớn từ tâm lý đầu cơ giá lên. Cổ phiếu này đã tăng giá kịch trần ngay từ lúc mở cửa với hàng trăm ngàn cổ phiếu giao dịch thành công. Mặc dù vẫn có khá nhiều người bán ra với khối lượng lớn, nhưng không thể đáp ứng hết nhu cầu mua. BID do đó kịch trần một cách dễ dàng và hàng triệu cổ phiếu xếp hàng chờ mua giá trần. BID tăng mạnh cũng giúp vài mã ngân hàng tăng, trong đó CTG tăng 0,5%, MBB tăng 1,97%. Các cổ phiếu còn lại đều yếu. Trong hai mã tăng theo BID, chỉ có MBB là thực sự mạnh. Cổ phiếu này vươn lên mức giá cao mới và quay trở lại đỉnh đầu tháng 8. Trong khi đó CTG thất bại trong việc chinh phục đỉnh cũ chỉ cách đây 3 phiên giao dịch. Điểm chung của hai cổ phiếu ngân hàng tăng theo là sức cầu không mạnh mẽ thuyết phục như với BID. Đơn giản là hai mã này không có thông tin hỗ trợ đủ mạnh. Việc tăng ngược dòng thị trường đã là điều rất hiếm. MBB lúc mạnh nhất tăng 3,95%, CTG tăng 4,52%. Như thế MBB và CTG thực ra đã bị chốt lời lớn hôm nay. Giao dịch ở riêng nhóm ngân hàng cho thấy rõ không có sự biến động giá theo nhóm ngành, mà chỉ ở từng mã có sức cầu riêng biệt, hoặc có thông tin hỗ trợ. VCB cắm đầu giảm tới 3,57%, EIB giảm 0,83%, ACB giảm 0,53%, SHB giảm 1,47%, STB giảm 0,61%. Thị trường rơi mạnh BID và vài cổ phiếu khác tăng giá hôm nay chỉ là những đốm sáng lẻ loi trong bóng tối của phiên. Nhà đầu tư đã phản ứng rất tiêu cực với triển vọng ngắn hạn khi tác động của hai quỹ ETF sẽ rất lớn trong tuần này. Danh sách bán ra của hai quỹ này hôm nay đều sụt giảm mạnh. Trong phiên không rõ nhà đầu tư nước ngoài bán ra bao nhiêu, nhưng chắc chắn nhà đầu tư trong nước phải phòng thủ trước. HSX30 sụt giảm tới 1,25%. Quá nhiều cổ phiếu lớn giảm giá: VIC giảm 0,48%, VNM giảm 1,02%, MSN giảm 1,32%, KDC giảm 2,51%, BVH giảm 5,36%, DPM giảm 1,62%, SSI giảm 2,41%, PVD giảm 1,72%, HPG giảm 1,35%, HVG giảm 1,28%, FPT giảm 0,68%... Đó là chưa kể GAS cũng rơi luôn 2,15%. Sàn HNX cũng phải chứng kiến chỉ số chính sụt giảm 0,94% với tác động lớn từ các mã dầu khí, ngân hàng, chứng khoán. Dầu khí là những mã kéo lùi điểm số nhiều nhất: PVS giảm 2,9%, PVC giảm 3,54%, PVB giảm 2,69%, PLC giảm 2,15%, PGS giảm 1,06%. Nhóm chứng khoán lớn có VND giảm 2,9%, SHS giảm 2,9%, KLS giảm 1,32%, BVS giảm 1,5%. Ngân hàng có ACB giảm 0,53%, SHB giảm 1,47%. Việc các cổ phiếu lớn rơi mạnh có thể dự đoán được vì với hàng triệu cổ phiếu dự kiến phải bán ra trong tuần này là một sức ép cực lớn. Thị trường lại đang trong bối cảnh thiếu hụt dòng tiền nghiêm trọng vì ám ảnh rủi ro vĩ mô với giá dầu, chứng khoán Trung Quốc và FED tăng lãi suất. Trong một số lần đảo danh mục, hai quỹ ETF giải quyết vấn đề thanh khoản bằng cách giao dịch thỏa thuận. Hôm nay cũng có khoảng 196,5 tỷ đồng giá trị giao dịch thỏa thuận tại HSX, nhưng chỉ có vài cổ phiếu nằm trong danh mục ETF cơ cấu như VIC, BID. Không rõ hai quỹ này có thực hiện thỏa thuận hay không, nhưng chắc chắn phần chủ yếu cũng sẽ thực hiện qua khớp lệnh. Thị trường đã sụt giảm mạnh nhưng thanh khoản vẫn ở mức thấp. Hai sàn khớp lệnh gần 101,5 triệu cổ phiếu, giảm 13% so với phiên trước. Giá trị khớp cũng giảm gần 3%. Khi dòng tiền sụt giảm nhưng khối lượng cần bán lớn, điều duy nhất cần làm là hạ giá để có được sức mua. Đó chính là tình trạng diễn ra hôm nay.
5 cổ phiếu đạt giá trị giao dịch cao nhất
Khánh Nhi |