【lịch bóng đá viêt nam hôm nay】14 hiệp hội đồng kiến nghị về định mức chi phí tái chế

  发布时间:2025-01-09 12:13:14   作者:玩站小弟   我要评论
Dự thảo định mức chi phí tái chế: Cần phù hợp vì doanh nghiệp Doanh nghiệp lo lắng định mức chi phí lịch bóng đá viêt nam hôm nay。
Dự thảo định mức chi phí tái chế: Cần phù hợp vì doanh nghiệp Doanh nghiệp lo lắng định mức chi phí tái chế bất hợp lý làm tăng chi phí
14 hiệp hội đồng kiến nghị về định mức chi phí tái chế
Các hiệp hội lo ngại định mức chi phí tái chế cao sẽ gây khó khăn lớn cho sản xuất, kinh doanh. Ảnh: ST

14 hiệp hội vừa có văn bản góp ý xây dựng Dự thảo định mức chi phí tái chế Fs và các kiến nghị để thực thi tái chế hiệu quả gửi tới Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh và 8 bộ trưởng khác phụ trách các lĩnh vực có liên quan.

Danh sách một số hiệp hội tham gia kiến nghị gồm: Hiệp hội Sữa Việt Nam, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam, Hiệp hội Dệt may Việt Nam, Hiệp hội Nhựa Việt Nam, Hiệp hội Các nhà sản xuất xe máy Việt Nam, Hiệp hội các Nhà sản xuất Ô tô Việt Nam, Hiệp hội Gỗ và lâm sản Việt Nam, Hiệp hội Thực phẩm minh bạch, Hội Lương thực thực phẩm TPHCM, Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao, Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam, Hiệp hội Chè Việt Nam, Hội Doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật Việt Nam và Hiệp hội Thương mại Mỹ tại Việt Nam (AmCham).

Trong văn bản, các hiệp hội cho rằng, Dự thảo định mức chi phí tái chế Fs được Bộ Tài nguyên và Môi trường trình Thủ tướng Chính phủ ngày 27/7 có nhiều định mức Fs rất cao, gây khó khăn lớn cho sản xuất, kinh doanh, cần điều chỉnh hợp lý.

Cụ thể, một số định mức Fs cao hơn cả mức Fs trung bình của 14 nước Tây Âu - là các nước rất phát triển và có chi phí đắt đỏ, như Fs nhôm cao gấp 1,26 lần, Fs thủy tinh cao hơn 2,12 lần...

Theo các hiệp hội, nguyên nhân của điều này là do chưa áp dụng kinh tế tuần hoàn để tính Fs khi chưa trừ đi giá trị thu hồi được. Với các vật liệu giá trị cao như bao bì kim loại, giấy carton…, nhà tái chế chính thức đang có lãi lớn, nên việc các doanh nghiệp và người tiêu dùng phải nộp phí tái chế cao cho các vật liệu này để hỗ trợ tăng lãi cho nhà tái chế là rất bất hợp lý.

Các hiệp hội tính toán, chỉ riêng 3 loại bao bì giấy, nhựa và kim loại, phí tái chế phải nộp ước tính là 6.127 tỷ đồng/năm, cộng thêm nhiều ngàn tỷ đồng phí tái chế cho các loại bao bì, phương tiện giao thông, sản phẩm thải bỏ khác. Đây là một khoản chi phí rất lớn, gây rất nhiều khó khăn cho sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng, đặc biệt trong giai đoạn khó khăn hiện nay.

Từ những dẫn chứng trên, các hiệp hội đề xuất điều chỉnh định mức Fs hợp lý hơn, căn cứ vào nghiên cứu của Liên minh Tái chế Việt nam PRO, thực tiễn tái chế của Việt nam và mức phí tái chế trung bình thị trường. Với đề xuất này, ước tính phí tái chế 3 loại bao bì giấy, nhựa và kim loại là 3.146 tỷ đồng. Cộng thêm với phí tái chế các loại bao bì, sản phẩm thải bỏ khác, quỹ bảo vệ môi trường sẽ có nhiều ngàn tỷ đồng để hỗ trợ các nhà tái chế. Đây là một cố gắng đóng góp rất lớn của các doanh nghiệp trong giai đoạn khó khăn hiện nay, hài hòa được cả 2 mục tiêu bảo vệ môi trường và phát triển sản xuất, kinh doanh.

Ngoài ra, các hiệp hội cũng kiến nghị tháo gỡ bất cập trong triển khai thực hiện đóng góp tái chế (EPR) ở Việt Nam. Cụ thể, thay đổi cách nộp đóng góp tái chế từ tạm ứng trước vào đầu năm 2024 sang quyết toán theo số lượng thực tế khi kết thúc năm (tức nộp vào 4/2025), giống với cách nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là nộp vào đầu kỳ sau.

Việc phải nộp tạm ứng từ đầu năm 2024 cho sản phẩm dự kiến sản xuất, nhập khẩu trong năm 2024 sẽ khiến rất nhiều doanh nghiệp càng thiếu vốn trầm trọng, ảnh hưởng rất lớn cho nền kinh tế của Việt Nam.

Các hiệp hội cũng kiến nghị cho phép các doanh nghiệp thực hiện kết hợp cả hình thức tự tái chế và nộp tiền hỗ trợ tái chế trong cùng năm cho cùng một loại bao bì, sản phẩm thải bỏ, thay vì bắt buộc chọn một trong hai hình thức trên. Điều này sẽ giúp các doanh nghiệp có thể thực hiện đầy đủ trách nhiệm tái chế theo mong muốn của Chính phủ, cũng như chủ trương khuyến khích doanh nghiệp tự tái chế của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Trên thực tế, nhiều loại bao bì, sản phẩm hiện chưa có giải pháp tái chế hiệu quả (ví dụ bao bì giấy hỗn hợp, pin lithium...). Các doanh nghiệp vẫn đang tìm giải pháp tái chế phù hợp, quá trình này có thể mất nhiều thời gian để thử nghiệm, và trong quá trình thử nghiệm, chưa thể xác định được số lượng được tái chế. Do vậy, việc kết hợp hình thức tự tái chế và đóng góp tài chính hỗ trợ tái chế là thực sự cần thiết để khuyến khích doanh nghiệp tìm giải pháp tái chế phù hợp.

相关文章

最新评论