Thanh tra Chính phủ vừa báo cáo Thủ tướng về việc xử lý sau thanh tra tại Tổng công ty Đầu tư Phát triển nhà và đô thị Hà Nội (HUD). Kết luận này được công bố từ năm 2015,Đãkếtluậnsaiphạmvìsaođếnnayvẫnkhôngkỷluậtlãnhđạkèo giao hữu quốc tế tuy nhiên, đến năm 2017, lãnh đạo Chính phủ đã phải yêu cầu Bộ Xây dựng kiểm điểm trách nhiệm với các trường hợp cán bộ có vi phạm, khuyết điểm nhưng đã nghỉ hưu hoặc chuyển công tác.
Trong báo cáo gần đây, Thanh tra Chính phủ cho biết, từ tháng 8/2016, Bộ Xây dựng đã chỉ đạo, hướng dẫn Tổng công ty HUD kiểm điểm trách nhiệm với 10 trường hợp, trong đó 7 thuộc Bộ quản lý và 3 do HUD quản lý.
Cụ thể, Hội đồng kỷ luật do Bộ Xây dựng thành lập đã họp, bỏ phiếu và đề xuất hình thức khiển trách đối với 01 cá nhân là thành viên Hội đồng thanh viên, trưởng ban Kiểm soát nội bộ Tổng công ty HUD; không xem xét kỷ luật với 2 cá nhân (còn đang công tác) là Thành viên Hội đồng thành viên vì không liên quan đến những vi phạm, khuyết điểm được nêu tại Kết luận thanh tra; chưa xem xét, kỷ luật với các cá nhân đã nghỉ hưu và 03 cán bộ chuyển công tác.
Tuy nhiên, Bộ Xây dựng cho rằng, theo quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 51 Nghị định số 97/2005/NĐ-CP ngày 19/10/2015 của Chính phủ về quản lý người giữ chức vụ tại doanh nghiệp là công ty TNHH MTV mà nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thì: “Thời hiệu thực hiện kỷ luật là 24 tháng kể từ thời điểm người quản lý doanh nghiệp có hành vi vi phạm pháp luật cho đến ngày cấp có thẩm quyền ra thông báo bằng văn bản xem xét, kỷ luật”.
Tuy nhiên, thời điểm các cá nhân có hành vi vi phạm trong giai đoạn 2010-2012, nhưng đến ngày 14/4/2015 Thanh tra Chính phủ mới có Kết luận Thanh tra số 811/KL-TTCP; như vậy đã quá thời hiệu để xử lý kỷ luật.
Mặt khác các cán bộ có vi phạm tại Kết luận thanh tra không còn là đối tượng điều chỉnh của Nghị Định 97 trên và pháp luật hiện chưa có quy định xử lý kỷ luật đối với các trường hợp nghỉ hưu.
Trụ sở Tổng công ty HUD. Ảnh: HUD.