【ban ket cup c1】Để công tác trợ giúp pháp lý phát huy hiệu quả
Công tác trợ giúp pháp lý (TGPL) đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ pháp lý cho người dân,Đểcngtctrợgipphplphthuyhiệuquảban ket cup c1 nhất là người dân ở các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, công tác TGPL trên địa bàn tỉnh vẫn còn gặp một số khó khăn.
Một buổi trợ giúp pháp lý lưu động của Trung tâm TGPL nhà nước tỉnh.
Theo báo cáo của Sở Tư pháp, hoạt động TGPL thời gian qua đã góp phần đáng kể vào việc tiếp cận pháp luật và bảo đảm các quyền, lợi ích hợp pháp của người dân. Tuy nhiên, thực tế cho thấy hoạt động TGPL vẫn còn nhiều hạn chế.
Theo đó, nhiều đối tượng được hưởng chính sách TGPL miễn phí của Nhà nước nhưng chưa biết đến hoạt động này, nhất là người dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng nông thôn.
Năm 2017, toàn tỉnh thực hiện được 740 vụ, việc TGPL cho 2.161 lượt người. Tuy nhiên, số vụ, việc được trợ giúp chủ yếu là tư vấn, chiếm trên 80%; số vụ, việc tham gia tố tụng chiếm tỷ lệ ít, chỉ với 51 vụ, trong gần 4.000 vụ án được tòa án đưa ra xét xử. Điều đáng nói là hầu hết các vụ án cần TGPL phần lớn là do cơ quan tiến hành tố tụng chuyển đến; số vụ, việc do người dân tự tìm đến và yêu cầu TGPL rất ít.
Toàn tỉnh hiện có 9 trợ giúp viên pháp lý, tuy nhiên nhiều trợ giúp viên pháp lý còn trẻ, thiếu kinh nghiệm tham gia tố tụng. Theo quy định, Trung tâm TGPL có thể tổ chức đội ngũ cộng tác viên TGPL là cán bộ, công chức ở các sở, ngành để bổ sung thêm lực lượng, song hiện đội ngũ cộng tác viên TGPL trên địa bàn tỉnh còn khá ít. Việc tư vấn của một số cộng tác viên chỉ mang tính hình thức, qua loa. Nguồn kinh phí dành cho công tác TGPL hiện cũng chưa đáp ứng được nhu cầu đối với công tác này.
Tại Hội nghị tổng kết công tác TGPL năm 2017 vừa qua, nhiều đại biểu đề xuất các giải pháp để nâng cao chất lượng TGPL trên địa bàn tỉnh.
Theo ông Đồng Việt Phương, Phó Giám đốc Sở Tư pháp, với đặc thù địa bàn tỉnh nhiều vùng nông thôn, vùng sâu nên việc người dân chưa biết đến quyền được TGPL là điều không thể tránh khỏi. Để khắc phục được khó khăn này, theo ông Phương, cần có sự phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị từ tỉnh đến cơ sở trong công tác tuyên truyền, phổ biến TGPL, nhất là tại các xã đặc biệt khó khăn theo quy định của Chính phủ.
Còn thượng tá Lâm Phước Nguyên, Phó Giám đốc Công an tỉnh, cho rằng: “Sở Tư pháp, Trung tâm TGPL và các cơ quan tố tụng phải thường xuyên thực hiện việc trao đổi thông tin giữa các bên để kịp thời có giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong phối hợp hoạt động TGPL. Các cơ quan tố tụng, trại tạm giam, nhà tạm giữ và lực lượng điều tra viên, kiểm sát viên khi làm việc phải chủ động tìm hiểu nhân thân, lai lịch, độ tuổi, hoàn cảnh kinh tế của người có hành vi phạm tội để giải thích quyền, điều kiện, thủ tục được TGPL”.
Cũng theo thượng tá Nguyên, để công tác TGPL tiếp cận với các đối tượng có khả năng cần trợ giúp cao thì tại các trại tạm giam, nhà tạm giữ nên niêm yết bảng thông tin về TGPL hoặc phát miễn phí tờ gấp pháp luật, mẫu đơn yêu cầu, các tài liệu pháp luật liên quan đến TGPL… đến với các đối tượng thuộc diện.
Ông Vũ Anh Quân, Giám đốc Trung tâm TGPL nhà nước tỉnh, cho biết, năm 2018, để công tác TGPL đi vào chiều sâu, trung tâm sẽ tăng cường thực hiện trợ giúp pháp lý thông qua việc tham gia tố tụng và xem đây là nhiệm vụ trọng tâm.
Bên cạnh đó, để triển khai Luật TGPL năm 2017, trung tâm sẽ tiến hành thay thế các bảng thông tin TGPL phù hợp với quy định mới của luật và tiến hành lắp đặt tại trụ sở các cơ quan tiến hành tố tụng, UBND cấp xã, bên trong nhà tạm giữ, trại tạm giam để qua đó đưa thông tin TGPL tiếp cận với nhiều hơn nữa các nhóm đối tượng.
Bài, ảnh: ĐÌNH BẢO
本文地址:http://app.marimbapop.com/news/934f798729.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。