【ket qua duc 2】Lấy phiếu tín nhiệm: Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ có hướng dẫn cụ thể

时间:2025-01-13 06:09:35来源:88Point 作者:Ngoại Hạng Anh

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng - Ảnh: GIA HÂN

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho biết trong các ngày 30-5 và 9-6,ấyphiếutínnhiệmỦybanThườngvụQuốchộisẽcóhướngdẫncụthểket qua duc 2 Quốc hội đã thảo luận tại tổ và hội trường về dự thảo nghị quyết về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm với người giữ chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn (sửa đổi).

Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ có hướng dẫn cụ thể

Theo đó, đã có 123 lượt ý kiến đại biểu Quốc hội phát biểu, cơ bản đều tán thành sự cần thiết và đánh giá cao quá trình chuẩn bị dự thảo nghị quyết. 

Về việc không lấy phiếu tín nhiệm đối với người mắc bệnh hiểm nghèo có xác nhận của cơ sở y tế và không điều hành công tác từ 6 tháng trở lên, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng nêu rõ thường trực Ủy ban Pháp luật và Ban Công tác đại biểu thống nhất tiếp thu theo ý kiến của đa số đại biểu Quốc hội.

Đồng thời, chỉnh lý quy định của dự thảo nghị quyết theo hướng không lấy phiếu tín nhiệm đối với người nghỉ chữa bệnh hiểm nghèo có xác nhận của cơ sở y tế và không điều hành công tác từ 6 tháng liên tục trở lên để bảo đảm chặt chẽ.

Theo ông Tùng, đây là vấn đề phát sinh từ thực tiễn trên cơ sở thực hiện chế độ, chính sách trong công tác cán bộ, trong đó có tiêu chuẩn về sức khỏe đối với cán bộ lãnh đạo nên cần có quy định phù hợp để điều chỉnh. 

Về các nội dung cụ thể như tiêu chí xác định bệnh hiểm nghèo, cơ sở y tế có thẩm quyền xác nhận… là các vấn đề chuyên môn, cần thực hiện theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh và phân cấp quản lý cán bộ. 

Trường hợp cần thiết, trong quá trình tổ chức thực hiện, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ có hướng dẫn cụ thể.

Thời hạn để người được lấy phiếu tín nhiệm xin từ chức?

Về hệ quả của việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm, thường trực Ủy ban Pháp luật và Ban Công tác đại biểu cho biết các quy định của dự thảo nghị quyết đã thể hiện nhất quán và đầy đủ, đúng tinh thần của quy định số 96.

Để phù hợp với phạm vi điều chỉnh, dự thảo nghị quyết này không quy định quá chi tiết về tất cả các trường hợp và thời hạn để người được lấy phiếu tín nhiệm xin từ chức mà nội dung này sẽ thực hiện theo các quy định khác có liên quan của Đảng và Nhà nước.

Có ý kiến đề nghị rà soát, quy định rõ trường hợp một người giữ nhiều chức vụ nhưng khi lấy phiếu tín nhiệm thì một chức vụ đạt mức tín nhiệm cao, chức vụ khác lại đạt mức tín nhiệm khác thì sẽ sử dụng kết quả nào để làm căn cứ cho việc thực hiện các bước tiếp theo.

Thường trực Ủy ban Pháp luật và Ban Công tác đại biểu xin phép Ủy ban Thường vụ Quốc hội được tiếp thu ý kiến nêu trên và chỉnh lý các quy định về trường hợp lấy phiếu tín nhiệm đối với người đồng thời giữ nhiều chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn để có quy định về hệ quả cho phù hợp. 

Theo đó, trường hợp một người đồng thời giữ nhiều chức vụ quy định thì việc lấy phiếu tín nhiệm được thực hiện một lần đối với tất cả các chức vụ đó. 

Trường hợp một người đã được lấy phiếu tín nhiệm cùng một lần đối với nhiều chức vụ mà có quá nửa đến dưới 2/3 tổng số đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND đánh giá “tín nhiệm thấp” thì việc bỏ phiếu tín nhiệm được thực hiện một lần đối với các chức vụ đó. 

Trường hợp một người đã được lấy phiếu tín nhiệm cùng một lần đối với nhiều chức vụ mà có từ 2/3 tổng số đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND trở lên đánh giá “tín nhiệm thấp” thì thực hiện việc miễn nhiệm đối với tất cả các chức vụ đó./.

Theo TTO

相关内容
推荐内容