【nhan dinh bd tbn】Việt Nam học Thái Lan bỏ tù người bán rượu bia sai giờ?

Dự thảo luật càng ngày càng yếu

Tại hội thảo tập huấn dự án luật Phòng,ệtNamhọcTháiLanbỏtùngườibánrượubiasaigiờnhan dinh bd tbn chống tác hại của rượu bia ngày 6/5, ông Nguyễn Huy Quang, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế cho biết, các quy định về kiểm soát đồ uống có cồn tại Việt Nam còn nhiều khoảng trống.

Mới đây, tại phiên toàn thể của UB các vấn đề xã hội của QH họp tại TP.HCM lại tiếp tục để xuất sửa tên gọi dự án luật thành luật Phòng, chống tác động có hại và kiểm soát rượu, bia vì sức khoẻ con người, đồng thời có một số ý kiến cho rằng không nên hạn chế quảng cáo, khuyến mại đối với rượu, bia dưới 15 độ cồn do chưa tương thích với luật Quảng cáo và luật Thương mại.

Theo ông Quang, nếu tiếp tục bỏ các quy định đối với quảng cáo, khuyến mại rượu, bia như trên thì “dự thảo luật không còn gì”.

{ keywords}
Ông Nguyễn Huy Quang, Vụ trưởng Vụ Pháp Chế, Bộ Y tế


Trước đó trong nhiều năm, Bộ Y tế cũng từng đưa vào dự thảo luật quy định cấm bán rượu bia theo giờ dựa theo kinh nghiệm của các nước với 3 phương án:

Phương án 1 là chỉ được bán rượu bia từ 11h-14h và 17h-22h, ngoại trừ khu vực bay quốc tế, tuyến phố chuyên doanh ẩm thực, giải trí, du lịch. Phương án 2, chỉ được bán rượu bia từ 6h-22h ngoại trừ tại các khu vực kinh doanh ẩm thực, giải trí, du lịch như kể trên. Phương án 3 là tùy tỉnh thành quyết định giờ bán rượu bia.

Tuy nhiên, khi trình QH ở kỳ họp cuối năm ngoái, quy định về giờ bán rượu bia đã không còn bóng dáng trong dự thảo do vấp phải nhiều ý kiến gây tranh cãi.

Gần đây, trước tình trạng xảy ra hàng loạt vụ tai nạn thương tâm do tài xế sử dụng rượu bia quá mức, Bộ Y tế đã có văn bản gửi Thủ tướng, giải trình, tiếp thu một số nội dung của dự thảo luật này, trong đó đề nghị được giữ nguyên tên luật do rượu bia không chỉ ảnh hưởng sức khoẻ mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế, an ninh trật tự, xã hội và môi trường.

Đồng thời Bộ cũng kiến nghị giữ nguyên các quy định quản lý đối với quảng cáo, khuyến mại rượu, bia do đây là nhóm đồ uống chứa cồn, được Tổ chức nghiên cứu ung thư quốc tế xếp vào nhóm chất gây ung thư, tác động lên hầu hết các cơ quan trong cơ thể.

Bộ cho rằng các luật cũ có liên quan hiện chưa thống nhất và quy định còn yếu nên cần sửa đổi, bổ sung.

Ông Quang cho biết, Bộ Y tế cũng mong muốn dự thảo luật tăng cường hoặc đưa trở lại các quy định hạn chế tính sẵn có của rượu bia như quy định địa điểm cấm bán, giờ bán, tăng thuế đối với các loại đồ uống này.

“Theo thống kê của UBATGT Quốc gia, tỉ lệ bị tai nạn giao thông cao nhất trong khung giờ từ 20h-0h. Trong khu vực Thái Lan, Singapore đều có quy định cấm giờ uống rượu bia, vậy tại sao Việt Nam không áp dụng được?”, ông Quang đặt vấn đề.

Hơn 80 quốc gia quy định giờ bán rượu, bia

Theo ông Quang, đây có lẽ là dự luật mất nhiều thời gian chuẩn bị nhất với 8 năm vận động, chuẩn bị và xây dựng. Nếu tính cả thời gian lên ý tưởng là hơn 10 năm.

Thời điểm xây dựng luật, tổng lượng bia tiêu thụ mỗi năm của người Việt chỉ có 2,7 tỉ lít, nhưng con số này hiện nay đã lên 4,67 tỉ lít. Hiện tại, tốc độ tiêu thụ bia của Việt Nam đang đứng thứ 10 thế giới, thứ 3 trong châu Á (sau Trung Quốc và Nhật Bản), trong khi cách đây 10 năm, Việt Nam vẫn xếp thứ 8 châu Á.

Con số này đã khiến Việt Nam trở thành quốc gia thuộc nhóm các nước có tốc độ tăng trưởng tiêu thụ bia bình quân hàng năm cao nhất thế giới, trong khi các nước trên thế giới đang giảm dần.

Ngoài ra, Việt Nam còn có ít nhất 350 triệu lít rượu thủ công, là một trong 12 nước hiếm hoi trên thế giới vẫn còn cho phép dân tự nấu rượu. 

{ keywords}
Lượng tiêu thụ bia tại Việt Nam tăng nhanh chóng mặt trong những năm qua


Xác định rượu bia là nguyên nhân gây ra 230 bệnh, trong đó có 8 loại ung thư phổ biến, đồng thời là căn nguyên gây ra trên 32% các vụ tai nạn giao thông, gây thiệt hại 1,3 – 3,3% GDP cho các quốc gia nên hiện tại đã có 141 quốc gia áp dụng hế thống cấp phép, trong đó có khoảng 70 quốc gia yêu cầu có giấy phép với các khâu nhập khẩu, sản xuất, phân phối, bán lẻ và xuất khẩu; 52 quốc gia cấm quảng cáo hoàng toàn bia trên sóng truyền hình, phát thanh.

Đặc biệt, hiện nay đã có trên 80 quốc gia, có quy định giờ bán đối với bia, rượu vang và rượu mạnh. Gần 30 quốc gia thậm chí đã quy định cả ngày bán tại các cửa hạng bán rượu bia sử dụng tại chỗ và mang về.

Ngay trong khu vực Đông Nam Á, Thái Lan đã có luật kiểm soát đồ uống có cồn từ năm 2008, sau đó tiếp tục được sửa đổi 2015, Singapore có luật về tiêu thụ và cung cấp bia rượu từ 2015.

Tại Thái Lan, luật quy định đồ uống có cồn chỉ được phép bán từ 11h sáng đến 2h chiều và từ 5h chiều đến 12h đêm mỗi ngày. Vi phạm quy định trên, người bán sẽ bị phạt từ dưới 6 tháng và/hoặc tối đa 10.000 bath (tương đương 7,3 triệu đồng).

Luật cũng quy định cấm bán đồ uống cho người dưới 2 tuổi và người đang sa rượu. Vi phạm sẽ bị phạt tù dưới 1 năm và/hoặc tối đa 20.000 bath.

Thái Lan cầm quảng cáo và tiếp thị bia rượu trực tiếp đến người tiêu dùng, cấm bán ở máy tự động hay bán dạo. Nếu quảng cáo trên truyền hình phải sau 10h tối.

Kinh nghiệm tại Thái Lan, sau khi có các luật kiểm soát đồ uống có cồn đã góp phần giảm 50% số vụ tai nạn giao thông (75.000), tiết kiệm được hơn 6 tỷ đô la chi phí khắc phục hậu quả.

Tại Singapore, luật quy định cấm bán đồ uống có cồn từ sau 22h30 đến 7h sáng hôm sau trong các ngày thường, riêng cuối tuần và lễ tết, cấm bán từ sau 19h tối.

Độ tuổi được phép mua hoặc tiêu thụ bia rượu tại Singapore từ 18 tuổi trở lên. Nếu người bán rượu bia cho khách hàng dưới 18 tuổi hoặc cho phép khách hàng này tiêu thụ bia rượu tại địa điểm được cấp phép sẽ bị phạt tới 5.000 SGD (tương đương 85 triệu đồng).

Luật về tiêu thụ và cung cấp bia rượu của Singapore nghiêm cấm việc bán bia rượu tại các cửa hàng bán lẻ (bao gồm cả siêu thị) và sử dụng bia rượu nơi công cộng trong khoảng thời gian từ 10h30 tối đến 7h sáng hôm sau. Những cửa hàng, siêu thị vi phạm quy định về thời gian bán bia rượu sẽ bị phạt tới 10.000 SGD.

Khách nước ngoài trót lỡ mang bia ra nơi công cộng, bị bắt gặp, xử phạt rất nặng. Lần 1: Phạt 1.000 SGD (tương đương 17 triệu). Lần 2, chấp nhận nộp phạt gấp đôi và lần 3, sẽ phải đi tù. Mọi lý lẽ đều không được chấp nhận.

Trường hợp bị kết án lái xe khi uống bia rượu, người vi phạm có thể bị phạt tới 85 triệu đồng hoặc phạt tù tới 6 tháng hoặc cả hai.

Giá 1 chai bia ở Singapore cũng khá đắt, khoảng 120.000 đồng do đây là mặt hàng bị áp thuế cao. Tại Việt Nam, thuế rượu bia ở mức rất thấp, chỉ khoảng 30% giá bán lẻ.

Do đó, Bộ Y tế mong muốn cần phải có thêm nhiều quy định mạnh hơn nữa để quản lý các sản phẩm đồ uống có cồn, dựa trên kinh nghiệm của nhiều nước.

Chưa rõ số phận cuối cùng của dự luật Phòng, chống tác hại rượu bia sẽ ra sao khi các ĐBQH sẽ cho ý kiến và dự kiến bấm nút thông qua vào kỳ họp trong tháng 5 này.

Thúy Hạnh

Loại đồ uống ưa thích gây ra 230 bệnh, 8 loại ung thư ở người Việt

Loại đồ uống ưa thích gây ra 230 bệnh, 8 loại ung thư ở người Việt

- Tốc độ sử dụng loại đồ uống này tại Việt Nam đang gia tăng chóng mặt, trong khi 10 năm qua thế giới đã đứng im.