设为首页 - 加入收藏   
您的当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh > 【bd tl keo】Không cho học sinh viết vào sách giáo khoa là vi phạm quyền sở hữu tài sản cá nhân 正文

【bd tl keo】Không cho học sinh viết vào sách giáo khoa là vi phạm quyền sở hữu tài sản cá nhân

来源:88Point 编辑:Ngoại Hạng Anh 时间:2025-01-09 14:04:43

khong cho hoc sinh viet vao sach giao khoa la vi pham quyen so huu tai san ca nhan

Bộ GD&ĐT vừa ban hành chỉ thị về việc sử dụng sách giáo khoa và sách tham khảo trong trường phổ thông. Ảnh internet.


Trước đánh giá của dư luận về việc lãng phí sách giáo khoa khi chỉ sử dụng một lần,ôngchohọcsinhviếtvàosáchgiáokhoalàviphạmquyềnsởhữutàisảncánhâbd tl keo Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ vừa ký chỉ thị về việc sử dụng sách giáo khoa và sách tham khảo trong trường phổ thông. Theo Bộ GD&ĐT, việc sử dụng lại sách giáo khoa hiện mới đạt 35%, dù đã yêu cầu các cơ sở giáo dục phổ thông và giáo viên hướng dẫn, nhắc nhở các em có ý thức giữ gìn, không viết, vẽ vào sách.

Sau khi Bộ GD&ĐT ban hành chỉ thị này, ông Lê Đức Vĩnh, nguyên Trưởng bộ môn Toán Học viện Nông nghiệp Việt Nam đánh giá: “Trước hết phải khẳng định rằng, sách giáo khoa của học sinh do cha mẹ bỏ tiền ra mua, đây là tài sản cá nhân, chỉ có cha mẹ của học sinh mới có quyền bắt con mình được hay không được viết vào sách giáo khoa. Tuy nhiên, Bộ GD&ĐT lại chỉ thị cho giáo viên không cho học sinh viết vào sách do cha mẹ bỏ tiền ra mua là vi phạm quyền sở hữu tài sản cá nhân”.

Theo ông Vĩnh, việc các lãnh đạo nghe ngóng ý kiến từ dư luận là việc nên làm, tuy nhiên, việc các lãnh đạo chạy theo dư luận rồi chỉ thị cho các cấp thuộc quyền quản lý phải làm việc này, việc kia tạo thành vòng luẩn quẩn. “Như thời gian qua, dư luận xôn xao về việc người dân phải bỏ ra hàng nghìn tỉ đồng mỗi năm để mua sách giáo khoa mà chỉ dùng được trong một năm là lãng phí, ngành Giáo dục đã “cuống cuồng” thì liệu rằng có đủ bản lĩnh chèo lái con thuyền giáo dục vượt trùng khơi hay không”, ông Vĩnh đặt câu hỏi.

Ông Vĩnh khẳng định: “Điều mà dư luận muốn vị tư lệnh ngành Giáo dục quan tâm là liệu có lợi ích nhóm hay không khi để một nhà xuất bản độc quyền in ấn, phát hành sách giáo khoa. Nếu không có lợi ích nhóm, nếu giá của mỗi quyển sách giáo khoa là hợp lý thì phụ huynh học sinh tiêu tốn hàng nghìn tỉ đồng trong việc mua sách giáo khoa cũng là điều bình thường”.

Ông Vĩnh cho biết, học sinh cấp tiểu học nếu không được phép viết vào sách giáo khoa thì khi làm bài tập sẽ phải chép nội dùng bài tập và vẽ lại hình và các con số từ sách giáo khoa ra vở bài tập. Khi đó thì tiền mua vở để học sinh làm các bài tập minh họa sẽ tốn kém hơn mua một quyển sách giáo khoa.

“Cũng mong rằng phụ huynh học sinh đừng nhìn con số nghìn tỉ đồng trong việc in ấn, phát hành sách giáo khoa là điều lãng phí, đừng đem suy nghĩ của quá khứ bắt lớp trẻ thời hiện tại phải làm giống như thời mình đi học”, ông Vĩnh nhấn mạnh.

Theo ông Vĩnh, còn có nhiều khoản đầu tư trong giáo dục lãng phí gấp nhiều lần với việc sách giáo khoa chỉ dùng được một lần. Ví dụ, tiền mua sách giáo khoa chỉ chiếm 20% so với các khoản mà học sinh phải đóng trong một năm học.

Ông Vĩnh cho rằng, thay vì ra chỉ thị cho giáo viên cấm học sinh viết vào sách giáo khoa thì Bộ GD&ĐT nên chỉ thị cho hiệu trưởng các trường phổ thông cấm lạm thu trong dịp đầu năm học, cấm giáo viên ở các thành phố bắt học trò phải học thêm tại những lớp học do mình giảng dạy. Bên cạnh đó, Bộ GD&ĐT nên kêu gọi các em học sinh ở các thành phố hãy giữ gìn sách giáo khoa để năm sau ủng hộ học sinh ở vùng sâu, vùng xa thì sẽ hợp lý và nhân văn hơn.

Ông Vĩnh nhấn mạnh: “Xin đừng điều hành nền giáo dục nước nhà theo kiểu đẽo cày giữa đường”.

热门文章

1.3747s , 7570.8046875 kb

Copyright © 2025 Powered by 【bd tl keo】Không cho học sinh viết vào sách giáo khoa là vi phạm quyền sở hữu tài sản cá nhân,88Point  

sitemap

Top