Vận chuyển container bằng sà lan sẽ là phương thức chủ chốt trên các hành lang đường thủy nội địa. |
TheĐềxuấtđầutưtỷđồngchodựánhạtầngđườngthủkết quả mainz 05o thông tin của baodautu.vn, Bộ GTVT vừa có tờ trình số 6807/TTr – BGTVT đề nghị Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy thời kỳ đến năm 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2030.
Tại tờ trình này, Bộ GTVT cho biết là sẽ kiến nghị cấp có thẩm quyền ưu tiên nguồn lực để cải thiện hệ thống kết cấu hạ tầng đường thủy để đến năm 2030, loại hình vận tải có rất nhiều tiềm năng này đạt khối lượng vận chuyển hàng hóa là 715 triệu tấn/năm, chiếm thị phần khoảng 16,24%; khối lượng vận chuyển hành khách đạt 397 triệu lượt/năm, chiếm thị phần khoảng 3,80%/năm.
Nếu được cấp có thẩm quyền thông qua, từ nay đến năm 2030, Bộ GTVT sẽ huy động các nguồn lực để cải tạo nâng cấp kỹ thuật đồng bộ các tuyến vận tải thủy nội địa chính có mật độ vận tải cao, đáp ứng chạy tàu 24/24h. Phấn đấu tổng chiều dài các tuyếnkhai thác đồng bộ theo cấp kỹ thuật quy hoạch đạt khoảng 5.000 km; phát triểnhệ thống cảng thủy nội địa đáp ứng nhu cầu vận tải trên các hành lang vận tải thủy; hiện đại hóa các cảng chính, cảng chuyên dùng; giải quyết cơ bản kết nối đường bộ với các cảng thủy nội địa chính, từng bước đầu tưcác bến cho phương tiện thủy nộ iđịa trong vùng nước cảng biển đặc biệt tại cảng Hải Phòng và cảng Bà Rịa – VũngTàu.
Đặc biệt, Bộ GTVT đặt mục tiêu kênh hóa các đoạn sông qua đô thị lớn; chuyển đổi công năng một số cảng, bến thủy nội địa phù hợp với quá trình đô thị hóa, hình thành các tuyến vận tải khách công cộng đô thị kết hợp du lịch.
Ước tính, tổng nhu cầu vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đường thùy nội địa giai đoạn 2021 – 2030 khoảng 157.533 tỷ đồng, trong đó ngân sách Nhà nước khoảng 28.919 tỷ đồng (chiếm khoảng 18%); nguồn vốn ngoài ngân sách Nhà nước khoảng 128.614 tỷ đồng (chiếm khoảng 82%).
Tại tờ trình số 6807, Bộ GTVT cũng lên danh mục 17 dự ánhạ tầng đường thủy ưu tiên đầu tư từ nay đến năm 2030 với tổng mức đầu tư lên tới 157.533 tỷ đồng.
Những dự án sẽ từng bước nâng cao tỷ trọng đầu tư cho các khu vực đảm nhận thị phần vận tải thủy lớn như vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Đồng bằng Bắc Bộ, Đông Nam Bộ; góp phần giải quyết điểm nghẽn, nút thắt, hoàn chỉnh đồng bộ các hành lang vận tải trọng yếu, có tính huyết mạch, có phục vụ vận tải container như nâng cao tĩnh không cầu Đuống trên hành lang Quảng Ninh - Hải Phòng - Việt Trì, cải tạo tuyến kênh Chợ Gạo trên hành lang Tp.HCM - Cần Thơ - Cà Mau, cải tạo tĩnh không cầu trên các tuyến quan trọng...
Trong đó, các dự án ưu tiên đầu tư giai đoạn từ nay đến đến 2025 gồm: Nâng cao tĩnh không cầu Đuống trên hành lang Quảng Ninh - Hải Phòng - Việt Trì; Kênh nối Đáy - Ninh Cơ; Nâng cấp tuyến kênh Chợ Gạo (giai đoạn 2); Phát triển hành lang đường thủy nội địa và logistics khu vực phía Nam; Nâng cao tĩnh không các cầu đường bộ - đường sắt cắt qua tuyến đường thủy nội địa quốc gia chính có lưu lượng lớn; Đầu tư các cảng thuỷ nội địa trên các tuyến vận tải thuỷ chính.
Giai đoạn từ 2026 - 2030: Nâng cấp 11 tuyến vận tải thuỷ nội địa chính trên toàn quốc; cơ bản hoàn thành việc cải tạo tĩnh không các cầu đường bộ, đường sắt cắt qua tuyến đường thủy quốc gia; đầu tư các cảng thuỷ nội địa trên toàn quốc đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội.