您现在的位置是:Nhận Định Bóng Đá >>正文

【kết quả trận millwall】Trải nghiệm hành trình “Một ngày ba nước Đông Dương”

Nhận Định Bóng Đá198人已围观

简介Vừa may tháng trước, chúng tôi được nghe th&oci ...

Vừa may tháng trước,ảinghiệmhagravenhtrigravenhldquoMộtngagraveybanướcĐocircngDươkết quả trận millwall chúng tôi được nghe thông tin từ Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Bình Phước dự kiến sẽ có chuyến công tác giao lưu hữu nghị, tặng quà cho người dân tỉnh Champasak, đồng hành với Hội Nữ doanh nhân tỉnh để cùng tổ chức hoạt động thiện nguyện.

Nhận được tin, chúng tôi vừa mừng, vừa lo. Mừng là vì được đến đất nước bạn Lào xinh đẹp, lo là vì dịch Covid-19 chưa thật sự chấm dứt hẳn. Tuy nhiên, khi được nghe lời khẳng định từ phía Sở Ngoại vụ tỉnh Bình Phước rằng các nước đã mở cửa cho du lịch, giao thương trở lại thì chúng tôi lập tức triển khai ngay các bước chuẩn bị ban đầu.

Trước khi chuyến đi bắt đầu, ngoài sự tham gia của các hội viên, mạnh thường quân của Hội Nữ doanh nhân tỉnh Bình Phước, chúng tôi còn nhận được sự tham gia và hỗ trợ của Đoàn y, bác sĩ tình thương Sông Bé (Hai chữ “Sông Bé” nghe thân thương và nghĩa tình lắm - chị Thu, Chủ tịch Hội Nữ doanh nhân Bình Phước nói vậy!)

Và ngày xuất phát cũng đã định 22-8-2022. Không biết có được tính toán trước không nhưng ngày chúng tôi xuất phát cũng là ngày Đoàn đại biểu cấp cao của tỉnh Champasak đến tỉnh Bình Phước để tổng kết tình hình thực hiện hợp tác giữa 2 tỉnh, ký kết bản hợp tác cho 5 năm tiếp theo.

Ngày thứ nhất - xuất phát

Nhà xe Minh Vũ được thuê từ TP. Hồ Chí Minh - xe giường nằm, chuyên đi tuyến TP. Hồ Chí Minh - TP. Pakse, Champasak. Xe đón Đoàn y, bác sĩ tình thương Sông Bé tại TP. Thủ Dầu Một, Bình Dương lúc 1 giờ 30 phút sáng, 4 giờ xe đến TP. Đồng Xoài. Sau khi thực hiện xong các khâu chuẩn bị, đúng 4 giờ 30 phút chúng tôi xuất phát lên đường. Cảm giác đi xe giường nằm cũng rất khác biệt. Đây là lần đầu tiên tôi trải nghiệm cảm giác này trên xe giường nằm, thật êm ái và dễ chịu. Nhà xe cũng khá chu đáo, mỗi người được phát một cái mền nhỏ, vừa đủ để ấm, che chắn rất tốt khi nằm. Do đi sớm nên mọi người trên xe đều ngủ tiếp để bù sức và dự trữ năng lượng cho chuyến hành trình đầy thú vị.

Đang thiu thiu ngủ thì giật mình choàng tỉnh, tiếng bác tài xế gọi dậy để chuẩn bị ăn sáng. Nhìn đồng hồ thì vừa đúng 6 giờ 30 phút sáng. Xuống xe thì chúng tôi gặp ngay một quán ăn không quá lớn, cỡ tầm 50 thực khách. Quán Giàu Ký này nghe nói đã tồn tại khá lâu ở huyện Lộc Ninh (qua khỏi Bến xe Lộc Ninh một chút). Khi vào cũng có khá đông người ăn sáng, chúng tôi nghĩ chắc là ngon vì mùi nước dùng rất thơm, rất kích thích bao tử… Tóm lại là khá nhiều món nước, từ phở, hủ tíu, bánh canh, bún... Các món đều khá ngon, hợp khẩu vị, quán tiện đường, dễ thấy.

Ăn sáng xong chúng tôi lên xe, tiếp tục hành trình đến Cửa khẩu quốc tế Hoa Lư, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước.

Xuất ngoại

7 giờ xe đến cửa khẩu. Cửa khẩu quốc tế nhưng do sáng sớm nên ít người, không khí mát mẻ, trong lành làm chúng tôi tỉnh hẳn. Mọi người xuống xe để làm thủ tục xuất cảnh. Nhiều anh chị vội vã chụp hình, chụp nhóm để lưu giữ khoảnh khắc đầu tiên được xuất ngoại. Sau gần 1 tiếng đồng hồ, thủ tục, hồ sơ cũng xong, cả bên ta lẫn bên bạn, mọi người lên xe, chính thức bước vào đất bạn, Campuchia - đất nước chùa tháp.

Check in ở Cửa khẩu Hoa Lư

Cảnh đầu tiên đập vào mắt chúng tôi là cảnh quan khá trống, ít người, ít dân, cảm giác thật yên bình. Mãi đến khi gần đến Snoul, tỉnh Kratie thì mới thấy bắt đầu đông dần.

Xe chúng tôi chạy một mạch theo quốc lộ 7 (là quốc lộ 13 cũ, phía Campuchia đổi thành quốc lộ 7), hướng về tỉnh Stung Treng, tỉnh giáp biên với Lào. Đường đi khá tốt, là đường trải nhựa nên rất êm ái. Mọi người lại chìm vào giấc ngủ để lấy sức cho ngày mai, chỉ còn vài anh chị cứ mãi nhìn bên đường. Sau đó, chúng tôi mới biết, các anh chị này là người đã từng chiến đấu ở Campuchia, giúp nhân dân Campuchia đánh đổ chế độ diệt chủng Pôn Pốt. Họ hôm nay được sống trong cảnh thanh bình, nhưng đồng đội, đồng chí, bạn bè của họ đã hy sinh, đâu đó vẫn còn nằm trên mảnh đất này mà sau bao nhiêu nỗ lực vẫn chưa tìm được các anh, các chị. Họ không ngủ được cũng là điều dễ hiểu!

Suốt tuyến từ Kratie đến Stung Treng không có trạm dừng nghỉ kiểu như ở Việt Nam. Nhà xe chỉ dừng một lần ở quán nhỏ ven đường để giải lao, “xả nước cứu thân” - như lời của một chị doanh nghiệp. Quán không bán gì nhiều, chỉ vài món ăn vặt của Campuchia, cơm lam - cơm ngon lắm, giá rẻ nữa, chỉ khoảng 50 nghìn đồng 1 kg, lại còn cho ăn thử miễn phí. Sau khi nghỉ ngơi, chúng tôi lại lên xe. Trên tay các anh chị mỗi người một ống cơm lam, ít quà vặt để ăn cho biết. Tôi cũng không rõ món gì, nhỏ nhỏ, xinh xinh như ngón tay cái, nhọn nhọn như bánh ú, vị chua chua như nem, chát chát của vị lá.

Cơm trưa nước thứ hai

Khoảng 11 giờ 30 phút xe đến trung tâm tỉnh Stung Treng. Tỉnh này có vẻ phát triển chưa cao lắm, vì ven đường vào tỉnh ít dân, hàng quán cũng thưa thớt, chỉ khi đến chợ, gần chỗ ăn thì đông dần.

Anh phụ trách đoàn nói hôm nay ăn cơm ở Stung Treng, quán này không nhất thì không có quán nào nhì.

Quán không to, có 2 tầng, bàn ghế, ly chén sạch sẽ, đũa, muỗng, nĩa đều ngâm trong nước nóng - riêng điểm này đã hơn nhiều hàng quán ở Việt Nam.  Thấy ưng cái bụng - đó là lời của một bác sĩ lớn tuổi, cũng là một doanh nhân nói vậy!

Ăn trưa kiểu người Khmer

Bàn ăn thì như đã nói, món ăn khá lạ, chén để trên cái đĩa to. Mọi người thay nhau xới cơm vào chén.... Hehe, sai rồi, bác trưởng đoàn làm kiểu khác, để chén sang một bên, xới cơm vô dĩa mới đúng kiểu. Chẳng là, bác ấy hay đi Campuchia nên biết.

Món ăn không nhiều, vì ăn trưa nên gọi ít. Có cá chiên ăn với gỏi chua, cá kho ăn với đu đủ bào, trứng chiên kiểu Việt Nam. Rau sống chấm mắm bồ hóc... Rau cũng lạ, nhiều món ở Việt Nam không ăn sống như cà rốt, cà tím, đậu đũa, nhưng ở Campuchia thì dùng tất. Chấm với mắm bồ hóc ngon lạ lắm! Lại nói món mắm này, lâu nay nghe “đồn” ghê lắm, nhưng ăn qua mới biết, vị đặc biệt thơm ngon, nguyên liệu sạch chứ đâu có giòi bọ gì như mọi người hay kể. Kiểu cũng giống mắm sống bên mình thôi, để lâu, đậy đệm không kín thì có giòi đấy thôi.

Sang nước thứ ba

Sau cơm trưa, chúng tôi lại lên xe khởi hành đi Cửa khẩu quốc tế Nong Nokkhiane - Trapeang Kriel để sang Lào. Đây là cặp cửa khẩu quốc tế giữa tỉnh Stung Treng - Campuchia và tỉnh Champasak - Lào. Đoạn đường đi từ Stung Treng đến cửa khẩu khoảng hơn 60km nhưng cũng lấy của chúng tôi gần một tiếng rưỡi đồng hồ vì đường khá xấu. Thủ tục qua cửa khẩu tầm 45 phút là xong, bao gồm khai báo, chụp hình “check in”. Các anh chị lại chụp hình lưu niệm, nhưng thấy mọi người hứng thú nhất là chụp hình với các anh cảnh sát đẹp trai ở cửa khẩu.

Check in ở cửa khẩu Campuchia - Lào

Đến 14 giờ 30 phút chúng tôi chính thức bước chân lên đất nước triệu voi xinh đẹp, tiếp nối quốc lộ 7 của Campuchia là quốc lộ 13 của Lào. Chị Google thông báo còn khoảng hơn 150km nữa thì đến khách sạn. Đoạn đường này đi khá đẹp, vừa dư 2 làn xe chạy để tránh nhau. Hai bên đường là cây xanh, cỏ lá mướt mắt. Cư dân không nhiều, nhà cửa đơn sơ, mộc mạc, xa xa vài con bò thảnh thơi gặm cỏ, gợi nhớ một vùng quê thanh bình, yên ả. Tuyến đường đi khá nhanh, ít xe cộ nên chỉ khoảng hơn 5 giờ chiều là đã thấy không khí của đô thị. Chúng tôi dự cảm là đã đến nơi cần đến. Cảm nhận đầu tiên là thành phố Pakse của Champasak có nhiều nét cổ xưa, xe cộ không nhiều, cỡ cỡ như Đồng Xoài, Bình Phước. Xa xa có dãy núi nhìn giống ông voi nằm dài, có vẻ gì đó mà chúng tôi vừa thấy lạ cũng vừa thấy quen, cảm giác gần giống như ở Việt Nam.

Khoảng 5 giờ 30 phút thì đến khách sạn Double Lotus. Khách sạn này nhìn hơi cũ, nhưng khá bề thế, sạch sẽ, rộng rãi, thoáng mát. Chúng tôi lục tục xuống xe, làm thủ tục nhận phòng. Mọi người chia nhau chìa khóa, phân công “bắt cặp” ngủ chung phòng.

“Đề nghị các anh chị từ từ, ai cũng có phòng” - Một giọng nói lạ vang lên. Mọi người quay lại, ngạc nhiên chưa, anh quản lý nói giọng Việt như người Việt.

  • Người Việt à? - Có người hỏi.
  • Dạ! - Anh quản lý trả lời.
  • Thế quê ở đâu? 0 Có người lại hỏi.
  • Quảng Nam.

Ơ! Thế là dân Việt Nam à? Cũng đỡ lo, vì sẽ còn nhờ vả đủ thứ, chứ trong đoàn chỉ có mỗi em ở Liên hiệp hữu nghị biết tiếng Lào.

Cơm tại Lào đêm đầu tiên

6 giờ 30 phút mọi người lác đác xuống, xàng xê rồi cũng phải đến 7 giờ mới bắt đầu. Cơm Lào! Nghe hồi hộp quá!

Vào bàn mới biết toàn cơm Việt, tức là nấu kiểu Việt trên thành phần thịt, cá, rau, củ... là của Lào. Món ăn sạch sẽ, ngon, mọi người ăn uống vui vẻ, sạch sành sanh mọi món ăn. Có lẽ là do nấu ngon nên mọi người đều ăn hết. Ngon nhất là món thịt gà luộc chấm muối kiểu Lào, thịt săn chắc, thơm ngon, ngon có lẽ do nuôi kiểu tự nhiên như gà đồi ở ta.

Tối đầu tiên ở Lào trời mưa, nên cũng không đi chơi, ai nấy về phòng ngủ nghỉ cho chương trình chính vào ngày mai.

Ngày thứ hai - hoạt động thiện nguyện

6 giờ 30 phút, chúng tôi tập trung xuống nhà ăn phía trước khách sạn, là ngôi nhà gỗ, thoáng mát. Ở đây đã chuẩn bị xong bữa sáng cho chúng tôi theo đơn đặt hàng.

Món bún riêu nhà hàng này nấu ngon, nóng hổi, thơm phức, cục riêu cua to như quả trứng gà so, rau tươi xanh, nhìn rất thích mắt. Món ăn sáng này khá ngon, hương vị đậm đà, vừa bụng.

Ăn sáng xong thì đã đến giờ đi hoạt động thiện nguyện. Địa điểm là tại một ngôi làng không xa trung tâm thành phố, đi hơn nửa tiếng là đến, đường vào thì nhỏ, hơi xấu, còn mang hơi hướng của vùng quê nghèo, nên chúng tôi phải dừng xe phía ngoài. Chúng tôi nhờ xe của các bạn bên Lào để “tăng bo” người và hàng hóa vào.

Khi đến nơi, đã thấy người dân Lào tập trung tại một ngôi nhà, là điểm sinh hoạt cộng đồng của dân cư trong làng.

8 giờ 30 phút thì bắt đầu hoạt động khám bệnh, phát thuốc, tặng quà. Việc cũng nhẹ nhàng, nhanh gọn vì mọi khâu đã được chúng tôi chuẩn bị sẵn từ ở nhà. Đến hơn 11 giờ thì hoàn thành, chúng tôi và người dân Lào chia tay nhau trong lưu luyến. Những cái ôm thắm tình hữu nghị, những khoảnh khắc chụp lưu niệm như níu kéo những người không quen biết, mới gặp lần đầu, nhưng có vẻ như đã thân từ lâu.

Các cô bác sĩ người Lào phải nói là xinh, trắng trẻo, hồng hào nên các bác trai trong đoàn càng thêm nấn ná, chân bước đi mà lòng mong ở lại!

Điểm hoạt động thiện nguyện là điểm sinh hoạt cộng đồng của dân cư trong làng

Rồi cũng chia tay xong, chúng tôi đi bộ ra xe. Về đến khách sạn cơm nước xong thì hơn 12 giờ 30 phút.

Khám phá Champasak

Nghỉ trưa xong, tầm 2 giờ 30 phút chiều chúng tôi tập trung ra xe để đi khám phá vùng đất Champasak xinh tươi, huyền bí. Đi đâu thì chưa nói, mọi người cứ lên xe ngồi, đến nơi rồi sẽ biết. Chúng tôi không nói trước vì muốn tạo một bất ngờ đầy ngạc nhiên.

Xe chạy khoảng 45 phút thì đến nơi cần đến. Một bạn trong đoàn mua vé, mời mọi người xuống xe để đi bộ vào điểm tham quan.

Lúc này có người đã nhận ra điểm đến là một cái thác (có bảng tên và chỉ dẫn tiếng Anh).

Vào thôi! Chúng tôi đi thêm khoảng 5 phút, xuyên qua vài cửa hàng bán đồ lưu niệm thì đã nghe thấy tiếng thác đổ ầm ầm. Trước mắt chúng tôi là một dòng suối trong vắt, uốn lượn quanh co, len lỏi qua các mỏm đá, chảy thẳng về một cái vực và nước mất hút ở đó, đổ thẳng xuống một vực sâu khoảng 50m, bọt nước tung trắng xóa, cảnh tượng thật hùng vĩ, bút lực cỡ như tôi thì không tài nào tả xiết - Thác Tad Yuang. Điểm tôi đến là phần thượng nguồn của thác. Gần ngọn thác có một cây cầu nhỏ bắc qua dòng suối trong vắt, uốn lượn. Qua bên kia suối, tôi gặp một nhóm bạn trẻ người Lào đang tổ chức tiệc nướng ngoài trời và vài người đang nhàn tản câu cá. Thật hữu tình và thi vị. Thấy họ nhìn, tôi nói: Việt Nam. Một bạn trẻ nghe thế vội đi ra, cầm 1 ly bia, 1 cánh gà nướng đưa cho tôi và nói: Em học ở Việt Nam, về nghỉ hè. À! Ra thế. Khi qua Lào, tôi gặp khá nhiều bạn trẻ nói là du học ở Việt Nam. Có lẽ Việt Nam cũng là thiên đường du học của các bạn trẻ Lào.

Chào từ biệt các bạn Lào, tôi đi vòng vòng ngắm cảnh. Quay lại bờ bên kia, men theo triền suối về phía hạ nguồn, đi tầm khoảng hơn 100 bước chân đã thấy dòng thác đổ xuống, bọt nước tung trắng xóa. Ở phía trước có lối nhỏ đi xuống chân thác, nhìn sâu hoắm, ngoằn ngoèo. Vài người trong đoàn rủ nhau đi xuống chân thác. Tôi thì ở lại ngắm cảnh vì ngán lúc phải leo lên. Đứng bên này nhìn xuống cũng đủ đã mắt. Phía dưới chân thác có căn nhà gỗ kiểu đài vọng thác, mờ mịt hơi sương, trông thật huyền ảo. Nếu có dịp lần sau đến, tôi nhất định sẽ xuống, đem chai rượu, một ít đồ nướng, ngồi đó làm thơ, chắc hay lắm!

Ngắm cảnh, chụp hình xong, tôi quay lên đã gặp một số anh chị ngồi trong quán nhỏ ăn thử đồ Lào, uống bia Lào. Tôi cũng được mời tham gia bữa tiệc mini ấy. Thức ăn đơn giản nhưng ngon, lạ miệng, uống cùng bia Lào thì thật không còn gì tả nổi. Cảnh yên bình, tinh khiết quá!

Đoàn tụ tập đông đủ, chúng tôi lên xe về lại khách sạn. Đến nơi hơn 5 giờ 30 phút chiều. Lại hẹn nhau ăn tối với món xôi thơm nức mũi của Lào.

Thác Tad Yuang

Chào từ biệt các bạn Lào, tôi đi vòng vòng ngắm cảnh. Quay lại bờ bên kia, men theo triền suối về phía hạ nguồn, đi tầm khoảng hơn 100 bước chân đã thấy dòng thác đổ xuống, bọt nước tung trắng xóa. Ở phía trước có lối nhỏ đi xuống chân thác, nhìn sâu hoắm, ngoằn ngoèo. Vài người trong đoàn rủ nhau đi xuống chân thác. Tôi thì ở lại ngắm cảnh vì ngán lúc phải leo lên. Đứng bên này nhìn xuống cũng đủ đã mắt. Phía dưới chân thác có căn nhà gỗ kiểu đài vọng thác, mờ mịt hơi sương, trông thật huyền ảo. Nếu có dịp lần sau đến, tôi nhất định sẽ xuống, đem chai rượu, một ít đồ nướng, ngồi đó làm thơ, chắc hay lắm!

Ngắm cảnh, chụp hình xong, tôi quay lên đã gặp một số anh chị ngồi trong quán nhỏ ăn thử đồ Lào, uống bia Lào. Tôi cũng được mời tham gia bữa tiệc mini ấy. Thức ăn đơn giản nhưng ngon, lạ miệng, uống cùng bia Lào thì thật không còn gì tả nổi. Cảnh yên bình, tinh khiết quá!

Đoàn tụ tập đông đủ, chúng tôi lên xe về lại khách sạn. Đến nơi hơn 5 giờ 30 phút chiều. Lại hẹn nhau ăn tối với món xôi thơm nức mũi của Lào.

Ngày thứ ba - Chuyến tham quan thật thú vị!

5 giờ 30 phút sáng, chúng tôi tập trung ở quán ăn trong khách sạn để dùng điểm tâm. Sáng nay chúng tôi được thưởng thức món bún kiểu Lào, thơm ngon. Chỉ tiếc là rau ít quá, một mình tôi với 2 đĩa rau mà vẫn còn thấy thòm thèm.

Ăn sáng xong thì lên xe đi chợ cửa khẩu. Đường đi tầm hơn 1 tiếng thì đến. Đường đẹp, cảnh nông thôn yên bình, trong lành, mát mẻ, ít xe cộ.

Khi đến chợ cửa khẩu mới hơn 7 giờ 30 phút. Chợ chưa mở, hỏi thăm mới biết 8 giờ mới hoạt động. Hèn chi vắng quá! 8 giờ mới thấy một số cửa hàng bắt đầu mở cửa. Chợ nhỏ nên cũng chẳng có mấy gian hàng.

Chúng tôi kéo nhau vào một cửa hàng bán đồ Thái. Nào vali, quần áo, giày dép, mũ nón, giỏ, túi... toàn hàng Thái chuẩn. Giá cả không mắc lắm, mua cũng vừa tầm, chỉ có điều giá ghi trên quầy là tiền Thái nên khi mua lại phải chuyển đổi từ kíp Lào sang bạt Thái nên giá có tăng một chút. Việc thanh toán khá bất tiện vì không chấp nhận thẻ visa.

Chúng tôi lên đường đến một điểm được mong đợi nhất trong hành trình. Đền Wat Phou - một ngôi đền nổi tiếng không chỉ ở Lào mà cả trên thế giới.

Đi hơn một tiếng nữa thì đã thấy ngọn núi nơi ngôi đền tọa lạc ẩn hiện từ xa. Thủ tục vào đền khá đơn giản, xuống xe, mua vé đi vào. Đi ngang qua mấy hàng quán bán đồ lưu niệm, đồ nướng nghi ngút khói - nhìn thôi đã thấy ướt áo! “Nu sa dê” - Hãy đợi đấy! Ra khỏi khu hàng quán đã thấy 2 xe kéo chờ sẵn để đưa mọi người vào đền. Chạy khoảng 5 phút là đến cửa đền, lại xuống xe. Con đường vào đền được lát đá, loại đá cổ, có hàng cột đá hai bên - chưa được trùng tu nên còn nguyên thủy. Phía xa trước mắt, tít trên cao là ngôi đền. Nhìn thôi đã thấy tráng lệ, cổ kính, linh thiêng.

Chúng tôi chầm chậm vào đền. Mỗi bước chân qua mỗi bậc đá là hiện ra sự vĩ đại và hùng tráng của ngôi đền thuộc nền văn minh cổ. Thán phục là từ mà tận đáy lòng tôi phải thốt lên. Đền được xây toàn đá là đá, tảng to, hùng vĩ gợi ra sự tò mò rằng, không biết tại sao vào cả ngàn năm trước lại có thể xây dựng được ngôi đền ở nơi hoang vắng và trên núi cao như thế. Như thể nền văn minh ấy tồn tại một cách bí ẩn, để lại cho đời sau quá nhiều câu hỏi.

Đường vào Đền Wat Phou

Đây là quần thể đền đài có niên đại từ thế kỷ XI. Ngôi đền nằm dưới một ngọn núi thiêng tên là Phou Kao (Núi Voi). Nơi đây từng được xem là trung tâm của đạo Hindu, thờ thần Shiva.

Kết cấu phải nói là quá độc đáo, hoành tráng, các bậc thang lên núi ngày càng cao, ngày càng dựng đứng, dẫn đến nơi có thờ cúng Linga. Các bức phù điêu xuất sắc, nét chạm trổ vô cùng tinh xảo. Xin tả bấy nhiêu thôi, để mọi người hãy tự đến và thưởng thức công trình kiến trúc tuyệt mỹ và linh thiêng này thì mới cảm nhận được. Trước đền có 2 hàng sứ đại, thân to cỡ 2 người ôm, xù xì, cổ kính.

Đền Wat Phou

Thăm đền xong, chúng tôi xuống núi, ra khu hàng quán ban nãy để mua sắm, thưởng thức món ăn Lào.

Hàng quán ở Wat Phou

Quán nhỏ nhỏ, nhưng sạch sẽ, nhiệt tình. Chỉ có xôi Lào, cá nướng, thịt gà nướng, canh gà kiểu Lào. Chúng tôi ngồi 3 bàn, mỗi người được 1 giỏ xôi nóng hổi, thơm phức. Mỗi thứ 2 đĩa. “Ngon” là từ ai cũng nói.

Ăn uống, ngắm nghía xong thì lên xe. Lần này là một điểm đến rất linh thiêng ở Champasak, chùa Phật Vàng. Nơi đây có hàng ngàn tượng Phật, có bức tượng Phật ngồi rất lớn, tọa lạc trên đỉnh núi, nhìn về trung tâm thành phố Pakse. Chúng tôi vào chùa cầu an và được sư thầy đeo một sợi dây màu cam vào tay. Rồi ra ngoài sân trước xoa vào một cái chuông rất lớn. Nghe nói cái chuông này rất linh thiêng, tùy vào tâm tính trong sáng bao nhiêu thì khi sờ vào cái chuông sẽ phát ra tiếng to nhỏ khác nhau. Mọi người đều sờ, vuốt để lấy may. Quả như lời đồn, có người sờ vào chuông chỉ rung nhè nhẹ, có người sờ vào thì tiếng chuông vọng lên khá to. Là chốn linh thiêng nên mọi người thăm, ngắm với lòng thành kính, không ồn ào mà yên ả đến lạ.

Nhìn từ chùa Phật Vàng sang trung tâm Pakse

Thăm chùa xong thì đi chợ, chợ Đào Hương ở trung tâm thành phố Pakse. Đây là chợ rất lớn của Pakse, do người Việt xây, hàng hóa thì phong phú đa chủng loại, chủ yếu xuất xứ từ Thái Lan, Lào, Việt Nam và Trung Quốc. Mọi người đến đây chủ yếu là để mua mỹ phẩm, quần áo, túi xách Thái, dép Lào, lạp xưởng Lào…

Chợ Đào Hương

Khi ra xe thì thấy ai cũng tay xách nách mang, khệ nệ bưng vác, chất đầy trong khoang của xe. Ai cũng vui vì được món hàng ưng ý, vừa tiền lại đẹp.

Về thôi, tối nay chương trình còn nhiều thú vị lắm!

Buổi tối cuối cùng

Chương trình tối nay thú vị là vì ăn món Lào, hát karaoke kiểu Việt Nam.

Món ăn thì nhà hàng đã đặt trước. Phải ra ngoài ăn để thưởng thức không khí về đêm của Pakse. Theo phiên dịch, món ăn này có tên là Sindat, hỏi là gì thì người phiên dịch cứ làm như bí mật lắm. Chúng tôi vào bàn thì mới biết Sindat là gì. Đó là món lẩu nướng “nướng trên, lẩu dưới”. Cái nồi lẩu to, ở giữa là vỉ nướng hình cầu, rìa xung quanh là nước lẩu. Món để nướng đầy đủ chủng loại từ thịt heo, gà, cá được xắt lát mỏng, rau nhúng cũng nhiều.

Món lẩu Sindat

Tối hôm nay chúng tôi ăn uống kiểu Lào - Việt kết hợp, gồm ăn lẩu Lào, uống rượu chuối hột đem từ Bình Phước, Việt Nam sang. Sự kết hợp này quả là tuyệt vời, thấm đẫm tình đoàn kết, giao lưu giữa 2 nước.

Món ăn ngon, rượu ngon, không khí mới mẻ nên ai cũng ngà ngà, chuyện trò rôm rả. Mọi người trong đoàn đã thấu hiểu nhau hơn, có vẻ thân thiết nhau hơn nên chuyện trò cởi mở, cười nói vang cả một góc quán.

Ăn xong lại về khách sạn. Các chị đã đặt sẵn chương trình karaoke tiếng Việt, trang phục Lào, vừa hát vừa múa đủ thể loại. Vui và mệt nên một số người xin ngủ sớm để chuẩn bị cho chặng đường về nước còn xa.

Ngày thứ tư, về nước

Sáng sớm, 5 giờ chúng tôi lên xe xuất phát về nước, để lại ở đất Lào bao luyến tiếc vì còn chưa đi hết những điểm đến thú vị của Champasak. Tạm biệt Lào, xin hẹn lại lần sau, chúng tôi sẽ khám phá thêm, đặc biệt là các món ăn của Lào. Chặng đường về nước cũng qua cung đường như lúc đi, nhưng chuyến xe như nặng hơn vì còn chở theo nhiều tiếc nuối!

LỜI KẾT

Chuyến đi hoàn thành tốt đẹp, đạt được mục đích hoạt động thiện nguyện, đạt được ước mong khám phá đất nước Lào xinh đẹp, được gặp gỡ, giao lưu với những người bạn Lào hiền hòa, thân thiện, mến khách.

Tôi thật sự ấn tượng về đất nước, con người Lào, từ cách sống, sinh hoạt, giao tiếp đều đậm chất của nhà Phật, đi đứng từ tốn, nói năng dịu dàng, đơn giản đến lạ. Đường sá sạch sẽ, không ồn ào, không có tiếng còi xe. Đến Lào vừa lạ lại vừa quen!

Tạm biệt nhé nước Lào thân yêu!

Tags:

相关文章