设为首页 - 加入收藏   
您的当前位置:首页 > Thể thao > 【kết qủa bóng đá】Những quy định pháp luật về phòng, chống mua bán người 正文

【kết qủa bóng đá】Những quy định pháp luật về phòng, chống mua bán người

来源:88Point 编辑:Thể thao 时间:2025-01-10 00:16:21

Vài năm gần đây,ữngquyđịnhphpluậtvềphngchốngmuabnngườkết qủa bóng đá tình hình tội phạm mua bán người, mua bán trẻ em diễn biến phức tạp, gia tăng cả về số lượng và tính chất, mức độ, quy mô. Đây là loại tội xâm phạm nghiêm trọng đến nhân phẩm, danh dự, quyền tự do, quyền con người và được pháp luật chế tài với các quy định rất nghiêm khắc.

Ban chỉ đạo 138 của tỉnh vừa tổ chức Lễ phát động hưởng ứng “Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người 30-7” năm 2018.

Theo thống kê của các cơ quan chức năng, từ đầu năm 2011 đến cuối năm 2017, cả nước xảy ra 2.748 vụ mua bán người, liên quan đến 4.110 đối tượng, lừa bán 5.984 nạn nhân (trung bình mỗi năm có trên 900 người là nạn nhân của tội phạm mua bán người). Tội phạm mua bán người xảy ra trên phạm vi 63 tỉnh, thành phố trong cả nước.

Để đấu tranh với loại tội phạm này, Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị 48 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới. Trong đó tập trung đấu tranh, xử lý nghiêm các loại tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia; tội phạm về tham nhũng, ma túy và mua bán người.

Bên cạnh đó, nhằm ngăn chặn và từng bước đẩy lùi tội phạm mua bán người, nhất là thông qua hôn nhân có yếu tố nước ngoài, Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành chức năng đã quan tâm chỉ đạo và trực tiếp ban hành nhiều văn bản liên quan. Đáng chú ý là Chủ tịch nước đã phê chuẩn Công ước phòng, chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia và Nghị định thư về phòng ngừa, trấn áp và trừng trị tội phạm mua bán người, đặc biệt là phụ nữ, trẻ em; Công ước ASEAN về phòng, chống mua bán người.

Hiện khái niệm về mua bán người được pháp luật Việt Nam định nghĩa là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, lừa gạt hoặc thủ đoạn khác thực hiện một trong các hành vi: Chuyển giao hoặc tiếp nhận người để giao, nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác; để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác. Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người khác để thực hiện một trong các hành vi nêu trên.

Ngày 29-3-2011, Luật Phòng, chống mua bán người được Quốc hội thông qua và chính thức có hiệu lực từ ngày 1-1-2012. Luật có các quy định về phòng ngừa, phát hiện, xử lý hành vi mua bán người và các hành vi khác vi phạm pháp luật về phòng chống mua bán người; tiếp nhận, xác minh, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân; hợp tác quốc tế trong phòng, chống mua bán người; trách nhiệm của Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương trong phòng, chống mua bán người.

Đặc biệt, Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) đã quy định rõ các hành vi, bổ sung các tình tiết định khung,… về tội mua bán người, tạo tiền đề pháp lý cho các hoạt động phòng ngừa và đấu tranh đối với các loại tội phạm nói chung và tội phạm mua bán người nói riêng.

Cụ thể đối với tội danh mua bán người, được quy định tại Điều 150 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), với mức phạt tù từ 5 năm đến 10 năm và phạt tù đến 12 năm đối với tội mua bán người dưới 16 tuổi; phạm tội trong các trường hợp có tình tiết tăng nặng như: có tổ chức, có tính chất chuyên nghiệp, để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân, để đưa ra nước ngoài hoặc làm nạn nhân chết hoặc tự sát,… thì hình phạt có thể lên đến 20 năm tù đối với tội mua bán người và 20 năm tù hoặc tù chung thân đối với tội mua bán người dưới 16 tuổi.

Có thể thấy, để đấu tranh phòng ngừa tội phạm mua bán người, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật, đặc biệt là các văn bản quy định chế tài đối với loại tội phạm này. Các văn bản đó đã và đang tạo lập khung pháp lý quan trọng làm cơ sở cho cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm.

Tuy nhiên, bên cạnh sự nỗ lực của các cơ quan chức năng thì ý thức cảnh giác, tự nâng cao nhận thức, hiểu biết của mỗi người dân là yếu tố hết sức quan trọng, giúp mỗi cá nhân tự phòng tránh và không để trở thành những nạn nhân của loại tội phạm nguy hiểm này.

Điều 151, Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), quy định chế tài đối với tội mua bán người dưới 16 tuổi:

Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 7 năm đến 12 năm: Chuyển giao hoặc tiếp nhận người dưới 16 tuổi để giao, nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất; để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo…

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm: Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; lợi dụng hoạt động cho, nhận con nuôi để phạm tội; đối với người mà mình có trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng…

Nếu phạm tội trong trường hợp có tổ chức, có tính chất chuyên nghiệp, đã lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân, làm nạn nhân chết… thì bị phạt tù từ 18 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.

 

ĐÌNH BẢO tổng hợp

热门文章

0.7037s , 7587.9609375 kb

Copyright © 2025 Powered by 【kết qủa bóng đá】Những quy định pháp luật về phòng, chống mua bán người,88Point  

sitemap

Top