当前位置:首页 > Nhận Định Bóng Đá > 【bang xep hang vo dich duc】Thiết thực và có ý nghĩa

【bang xep hang vo dich duc】Thiết thực và có ý nghĩa

2025-01-25 10:15:58 [La liga] 来源:88Point

VHO - Vào ngày 23.11 tại TP Quảng Ngãi (Quảng Ngãi),ếtthựcvàcóýnghĩbang xep hang vo dich duc Báo Văn Hóa phối hợp với Sở VHTTDL tỉnh Quảng Ngãi tổ chức Hội thảo “Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi”.

Thiết thực và có ý nghĩa - ảnh 1
Buổi sinh hoạt văn hóa của các em học sinh đồng bào Ca Dong, huyện Sơn Tây. Ảnh: TUẤN VŨ

 Hội thảo nhằm tạo diễn đàn thảo luận, chia sẻ lý luận và thực tiễn, nêu thực trạng; đề xuất các giải pháp liên quan đến công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi cũng như các địa phương trên cả nước.

Góp phần nâng cao nhận thức

Theo nhà nghiên cứu văn hóa Cao Văn Chư, nguyên Phó Giám đốc Sở VHTTDL tỉnh Quảng Ngãi, Hội thảo “Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi” sẽ làm rõ thêm những cứ liệu cho thấy vai trò, tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ, phát huy giá trị, bản sắc vǎn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh; góp phần nâng cao nhận thức trong bảo vệ và phát huy giá trị vǎn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số.

Thiết thực và có ý nghĩa - ảnh 2
Thiết thực và có ý nghĩa - ảnh 3
Công tác chuẩn bị cho Hội thảo được tiến hành khẩn trương

“Đã có nhiều hội thảo về văn hóa, nhưng đây là lần đầu tiên Hội thảo “Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi” được tổ chức tại Quảng Ngãi, bản thân tôi thấy hết sức thiết thực, có ý nghĩa và có giá trị rất lớn. Trên cơ sở di sản của các dân tộc thiểu số cần phải được quan tâm, bảo tồn và có tác dụng “kép” vừa tìm kiếm được sinh kế mới cho người dân từ phát triển được du lịch, vừa bảo tồn được văn hóa của mỗi dân tộc”, ông Chư nhấn mạnh.

Theo Báo cáo của Ban Dân tộc tỉnh Quảng Ngãi, các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh hiện nay có 187.090 người, chiếm 13,32% dân số toàn tỉnh. Trong đó, dân tộc Hrê có 133.104 người, dân tộc Cor 33.227 người, dân tộc Ca Dong 19.689 người, các dân tộc thiểu số khác (Hoa, Mường, Tày, Thái…) 1.070 người. Các dân tộc này có địa bàn cư trú chủ yếu ở các huyện miền núi phía Tây tỉnh Quảng Ngãi (Trà Bồng, Sơn Tây, Sơn Hà, Minh Long, Ba Tơ).

Hội viên Hội văn nghệ dân gian Thạc sĩ Phạm Tuấn Vũ chia sẻ, lâu nay hoạt động du lịch cộng đồng tại các địa phương miền núi Quảng Ngãi mới chỉ chú trọng vào khai thác các lợi thế về thiên nhiên (chủ yếu là các thắng cảnh), ẩm thực (một số đặc sản như cá niên, rau dớn, cơm lam, gà nướng…) và một vài di sản văn hóa nổi bật (nghề dệt thổ cẩm, trình diễn cồng chiêng).

Trải nghiệm văn hóa các dân tộc thiểu số tại địa phương chưa được khai thác hiệu quả. Đặc biệt, tiềm năng của kho tàng truyện kể dân gian các dân tộc Hrê, Cor, Ca Dong đối với phát triển du lịch cộng đồng gần như chưa được đánh thức.

“Kho tàng văn học dân gian, đặc biệt là truyện cổ rất phong phú, nhưng tỉnh Quảng Ngãi vẫn chưa khai thác được để phục vụ cho phát triển du lịch. Hy vọng Hội thảo lần này, ngoài những vấn đề lâu nay đã quan tâm như thắng cảnh, ẩm thực, lễ hội, trang phục sẽ tập trung thêm vào khai thác văn học của các dân tộc. Trong kho tàng văn học của các dân tộc có những câu chuyện thú vị gắn liền với địa danh, món ăn, cây trồng, vật nuôi... sẽ làm cho sản phẩm du lịch thêm đặc trưng và hấp dẫn”, ông Vũ chia sẻ.

Quảng bá rộng rãi giá trị văn hóa truyền thống

Hội thảo nhằm mục đích tuyên truyền, quảng bá rộng rãi giá trị văn hóa truyền thống tiêu biểu của các dân tộc thiểu số thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025.

Nâng cao nhận thức về việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021- 2030 nói chung, đặc biệt là thực hiện Dự án 6 “Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch” nói riêng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi;

Góp phần thúc đẩy mục tiêu khôi phục, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống; bồi dưỡng, đào tạo cán bộ văn hóa; hỗ trợ cơ sở vật chất, trang thiết bị văn hóa cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi để nâng cao mức thụ hưởng về văn hóa cho đồng bào các dân tộc gắn với phát triển du lịch cộng đồng, trong đó ưu tiên các dân tộc thiểu số rất ít người;

Hỗ trợ xây dựng sản phẩm du lịch gắn với vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại Quảng Ngãi và các tỉnh miền Trung; tạo diễn đàn thảo luận, chia sẻ lý luận và thực tiễn, nêu thực trạng; đề xuất các giải pháp liên quan đến công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi cũng như các địa phương trên cả nước.

Phó Giám đốc Sở VHTTDL tỉnh Quảng Ngãi Huỳnh Thị Sương cho biết, thời gian qua tỉnh Quảng Ngãi đã gặt hái được nhiều thành tựu to lớn về kinh tế, văn hóa, xã hội; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày một nâng lên.

Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng đặt ra nhiều thách thức cho công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, văn nghệ truyền thống của cộng đồng các dân tộc thiểu số.

Tiếng nói, chữ viết, văn học dân gian, nghệ thuật trình diễn dân gian, tập quán xã hội và tín ngưỡng, nghề thủ công truyền thống, lễ hội truyền thống, tri thức dân gian của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi có nguy cơ mai một, thất truyền;

Đời sống vật chất, mức hưởng thụ văn hóa, tinh thần chưa đồng đều giữa các vùng miền, chưa đáp ứng yêu cầu ngày càng cao trong xây dựng và phát triển đất nước trong tình hình mới.

“Hội thảo được tổ chức lần này nhằm cụ thể hóa các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, do vậy tỉnh Quảng Ngãi mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp xây dựng, các giải pháp cả về lý luận và thực tiễn của các nhà khoa học, các chuyên gia, nhà nghiên cứu để văn hóa, văn nghệ dân gian các dân tộc miền núi tỉnh Quảng Ngãi và khu vực Nam Trung bộ được bảo tồn và phát triển, trường tồn với lịch sử văn hóa, hòa chung vào dòng chảy văn hóa của 54 dân tộc Việt Nam”, bà Sương bày tỏ. 

Đã có nhiều hội thảo về văn hóa, nhưng đây là lần đầu tiên Hội thảo “Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi” được tổ chức tại Quảng Ngãi, bản thân tôi thấy hết sức thiết thực, có ý nghĩa và có giá trị rất lớn. Trên cơ sở di sản của các dân tộc thiểu số cần phải được quan tâm, bảo tồn và có tác dụng “kép” vừa tìm kiếm được sinh kế mới cho người dân từ phát triển được du lịch, vừa bảo tồn được văn hóa của mỗi dân tộc.

(责任编辑:La liga)

推荐文章
热点阅读