Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cùng lãnh đạo các sở ngành chứng kiến Lễ ký kết. Hội thảo có sự tham dự của đồng chí Vương Đình Huệ,áttriểnthịtrườngvốnchodoanhnghiệpkhởinghiệkèo xiên bóng đá Ủy viên Bộ chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ; Vũ Viết Ngoạn, Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia và hơn 200 đại biểu là lãnh đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Ủy ban Dịch vụ tài chính Hàn Quốc, Sở Giao dịch Chứng khoán Hàn Quốc, các doanh nghiệp khởi nghiệp tiêu biểu, các chuyên gia trong và ngoài nước.
Theo Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, khởi nghiệp ở Việt Nam đã và đang phát triển mạnh mẽ trong cộng đồng doanh nghiệp và thế hệ trẻ. Các start-ups với những sáng tạo và đột phá về công nghệ hứa hẹn sẽ là nhân tố quan trọng góp phần chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh năng suất lao động tăng thấp, các chính sách kinh tế vĩ mô hỗ trợ tổng cầu đã dần hết dư địa.
Theo kinh nghiệm của các nước có nền kinh tế tri thức phát triển như quốc gia khởi nghiệp Israel, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singpore…, đều có hệ sinh thái khởi nghiệp tốt để phát triển các start-ups. Song hiện tại Việt Nam mới chỉ ở giai đoạn đầu hình thành một hệ sinh thái khởi nghiệp.
Phát biểu tại hội thảo, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ chỉ ra rằng, một hệ sinh thái khởi nghiệp tốt cần hội đủ 4 yếu tố: khuôn khổ pháp lý thuận lợi cho khởi nghiệp; tính năng động, sáng tạo của các start-ups; sự tham gia tích cực của các định chế tài chính, quỹ đầu tư, nhà đầu tư… và các cơ sở cung cấp các dịch vụ hỗ trợ start-ups…
Phó Thủ tướng cho hay, chủ trương của Đảng và Nhà nước luôn coi kinh tế tư nhân là động lực phát triển đất nước. Do đó, Chính phủ luôn dành sự quan tâm rất lớn đối với hoạt động khởi nghiệp của doanh nghiệp. Tuy nhiên, để có thể ban hành các chính sách phù hợp, Chính phủ rất cần các ý kiến đóng góp để nắm bắt được các start-ups cần gì và kinh nghiệm của các nước như thế nào.
Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Trần Vĩnh Tuyến cũng cho biết, với quyết tâm đưa TP.HCM trở thành một trong những đô thị đặc biệt có vai trò quan trọng đối với cả nước và khu vực Đông Nam Á, TP.HCM xác định một trong những nhiệm vụ trọng tâm là phải tạo ra sự đột phá về chất lượng trong sự tăng trưởng. Hiện nay, khi lợi thế cạnh tranh về vốn và lao động của Việt Nam ngày càng giảm thì sự đột phá về chất lượng tăng trưởng chỉ có thể được nhờ việc áp dụng khoa học công nghệ mới, phát huy tính sáng tạo và đổi mới trong sản xuất kinh doanh. Với lợi thế về thị trường rộng lớn, dân số trẻ, nguồn nhân lực chất lượng cao và các cơ chế, chính sách thông thoáng, nhiều năm qua TP.HCM đã là nơi lý tưởng cho các doanh nghiệp khởi nghiệp. Cũng từ đây, nhiều thương hiệu lớn đã ra đời, nhiều doanh nghiệp trẻ đã thành danh.
Theo ông Tuyến, để hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp khởi nghiệp, Quỹ đầu tư khởi nghiệp và sáng tạo của thành phối (HSIF) đã được thành lập với số vốn ban đầu là 30 tỷ đồng và sẽ phấn đấu đạt 100 tỷ đồng trong giai đoạn 2016 – 2020. Nếu so với 177.000 tỷ đồng vốn đầu tư ngoài nhà nước trong năm 2015 tại TP.HCM thì Quỹ đầu tư khởi nghiệp của thành phố có quy mô còn khiêm tốn. Tuy nhiên, ông Tuyến cho rằng khoản đầu tư của quỹ này sẽ tạo “xúc tác” giúp doanh nghiệp có thể dễ dàng kêu gọi thêm các khoản đầu tư từ những quỹ khác.
Tại hội thảo, các đại diện đến từ Hàn Quốc cũng đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm trong việc huy động vốn cho các start-ups, kinh nghiệm thành lập sàn giao dịch chứng khoán chuyên biệt dành cho các start-ups…
Trong khuôn khổ hội thảo, Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia Việt Nam và Ủy ban Dịch vụ tài chính Hàn Quốc cũng đã ký kết Bản ghi nhớ về hợp tác giữa hai cơ quan để phối hợp trong hoạt động giám sát tài chính tại mỗi nước và giám sát tài chính xuyên biên giới. Theo đó, hai bên sẽ trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm về các vấn đề liên quan tới các định chế tài chính trong phạm vi giám sát, về mô hình giám sát tài chính và cơ chế hoạt động theo quy định và pháp luật của mỗi bên, về nội dung và phương thức giám sát, trao đổi thông tin, đào tạo cán bộ, hỗ trợ kỹ thuật và hợp nghiên cứu các vấn đề hai bên cùng quan tâm... |