发布时间:2025-01-12 02:47:05 来源:88Point 作者:Cúp C1
Mở rộng cơ hội tiếp cận tín dụng xanh cho doanh nghiệp | |
Doanh nghiệp Việt Nam mở rộng đầu tư vào Hoa Kỳ | |
Doanh nghiệp bán lẻ phục hồi nhanh |
Doanh nghiệp bán lẻ ngoài mở rộng thị phần còn phải tìm cách tăng sức hấp dẫn với người tiêu dùng. Ảnh minh họa: H.Dịu |
“Bành trướng” thị phần
Với sự phát triển mạnh mẽ nên trong thời gian qua, các doanh nghiệp ngành bán lẻ vẫn muốn “bành trướng” sự hiện diện của mình tại nhiều khu dân cư giàu tiềm năng phát triển. Nhưng để thu hút người tiêu dùng trong bối cảnh đầy cạnh tranh, các doanh nghiệp này phải luôn “đau đầu” tìm giải pháp mang đến những trải nghiệm mới cho khách hàng.
Vào đầu tháng 5 vừa qua, Tập đoàn Vingroup đã khai trương trung tâm thương mại thứ 81 là Vincom Mega Mall Smart City (Nam Từ Liêm, Hà Nội). Khác với các trung tâm thương mại trước đó, Vingroup cho biết, đây là trung tâm thương mại thế hệ mới theo mô hình “life-design mall” đầu tiên tại Việt Nam, được kiến tạo theo mô hình tương lai, nơi các sản phẩm và dịch vụ được cá nhân hóa theo nhu cầu của khách hàng.
Trong khi đó, Công ty TNHH Aeon Mall Việt Nam cũng vừa công bố quyết định đầu tư trung tâm thương mại tại Đồng Nai với tổng vốn lên đến 268 triệu USD. Theo kế hoạch, trong giai đoạn 2021-2030, Aeon Mall Việt Nam sẽ đầu tư khoảng 30 trung tâm thương mại ở Việt Nam. Hơn nữa, Aeon Việt Nam đang có động thái nhân rộng mô hình siêu thị vừa và nhỏ Aeon MaxValu với đầy đủ dịch vụ, tiện ích, gồm giao hàng tận nơi, mua sắm online… Hiện Aeon Việt Nam đang ưu tiên và tăng tốc mở rộng số lượng siêu thị Aeon MaxValu, với mục tiêu có 20 siêu thị tại khu vực miền Bắc.
Tương tự, năm 2022, Công ty Cổ phần Bán lẻ Kỹ thuật số FPT (FPT Retail) đặt mục tiêu lớn với doanh thu 27.000 tỷ đồng, tăng 20% và lợi nhuận trước thuế là 720 tỷ đồng, tăng 30% so với kết quả năm 2021. Vì thế, FPT Retail dự kiến tiếp tục mở mới hơn 70 trung tâm laptop nhằm duy trì vị trí nhà bán lẻ máy tính xách tay số 1 trên thị trường. Đồng thời, mở thêm khoảng 100 cửa hàng FPT Shop nhằm tăng vùng phủ đến các khu vực quận, huyện đông dân cư.
Về phía chuỗi nhà thuốc Long Châu, FPT Retail cho biết sẽ đẩy mạnh tiến độ mở rộng vùng phủ ra 63 tỉnh, thành nhằm nâng cao vị thế trên thị trường dược phẩm. Theo đó, dự kiến mở thêm ít nhất 300 cửa hàng, nâng tổng số cửa hàng lên khoảng từ 700-800 vào cuối năm 2022. Song song đó, FPT Long Châu sẽ tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng và hệ thống logistics phục vụ cho việc tăng trưởng nhanh số lượng cửa hàng và tối ưu hàng hoá.
Tìm chiến lược mới
Đầu năm 2022, Công ty Cổ phần Đầu tư Thế giới Di động đã quyết định đầu tư hàng loạt chuỗi bán lẻ mới, chính thức nhảy vào kinh doanh bán lẻ đa ngành ở các lĩnh vực thời trang, thể thao, mẹ và bé, trang sức, xe đạp. Trước đó, Thế Giới Di Động đã kết hợp với Apple mở loạt cửa hàng TopZone chuyên bán sản phẩm của hãng này. Với việc mạnh tay mở rộng và đầu tư, Thế Giới Di Động đang dần thu được “thành quả” khả quan.
Theo đó, lũy kế 4 tháng đầu năm 2022, Thế Giới Di Động ghi nhận 47.900 tỷ đồng doanh thu, tăng 18% so với cùng kỳ. Chuỗi Thế Giới Di Động và Điện Máy Xanh đóng góp hơn 9.000 tỷ đồng doanh thu trong tháng 4, tăng 22%. Bách Hóa Xanh mang về gần 2.200 tỷ đồng, tăng 2% so với cùng kỳ. Doanh thu trung bình 1 cửa hàng đạt hơn 1 tỷ đồng. Công ty này cũng đã có 250 nhà thuốc An Khang, doanh số lũy kế 4 tháng gấp 3,7 lần cùng kỳ. Doanh thu trung bình mỗi nhà thuốc đạt 700-800 triệu đồng/tháng với mô hình độc lập và 400-500 triệu đồng/tháng với mô hình bên cạnh cửa hàng Bách Hóa Xanh.
Nói về vấn đề này, ông Nguyễn Đức Tài, Chủ tịch HĐQT Thế Giới Di Động khẳng định, chỉ cần vài chuỗi trong những thử nghiệm này thành công, Tập đoàn sẽ nhanh chóng phủ các cửa hàng khắp Việt Nam để chiếm lĩnh thị trường, góp sức hiện thực hóa giấc mơ doanh thu 10 tỷ USD vào năm 2025.
Tương tự, không chỉ dừng lại ở chuỗi siêu thị Co.opmart, Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại TPHCM (Saigon Co.op) đã phát triển thành công hàng loạt mô hình bán lẻ hiện đại mới như chuỗi cửa hàng thực phẩm Co.op Food, kênh mua sắm qua truyền hình HTVCo.op, đại siêu thị Co.opXtra, trung tâm thương mại Sense City, cửa hàng bách hóa hiện đại Co.op Smiles, cửa hàng tiện lợi Cheers, siêu thị phân khúc cao Finelife… Ông Nguyễn Anh Đức, Tổng giám đốc Saigon Co.op cho biết, Công ty đã bắt nhịp xu hướng mua sắm hiện đại của thế giới để phát triển thành công hàng loạt mô hình bán lẻ hiện đại. Hiện với hơn 800 siêu thị, trung tâm thương mại lớn nhỏ, Saigon Co.op ước tính đón tiếp hơn 1 triệu lượt khách tham quan mua sắm mỗi ngày.
Với “ông lớn” Masan, WinCommerce được kỳ vọng đạt doanh số 40.000 tỷ đồng trong năm 2022, tăng gần 30% so với cùng kỳ 2021. Masan đặt mục tiêu sẽ tự mở rộng để đạt 10.000 siêu thị mini, đồng thời phát triển 20.000 cửa hàng nhượng quyền vào năm 2025.
Các mô hình thuộc WinCommerce đang được vận hành gồm: mô hình trung tâm mua sắm thu nhỏ (mini-mall), mô hình nhượng quyền, siêu thị mini - WinMart+ và siêu thị - WinMart. Trong đó, lãnh đạo Masan cho biết, “át chủ bài” của Tập đoàn là mini-mall khi một siêu thị mini WinMart+ sẽ tích hợp thêm các dịch vụ tài chính, trà cà phê, viễn thông, dược phẩm bên cạnh hoạt động chính là bán hàng thực phẩm, bách hóa. Hiện các cửa hàng tích hợp theo mô hình mới đã thử nghiệm ghi nhận doanh thu bình quân tăng 30%.
Ngoài ra, từ đầu năm 2022, Tập đoàn này còn tăng cường ứng dụng các công nghệ như trí tuệ nhân tạo, máy học để các cửa hàng mở mới tăng khả năng thành công, đạt điểm hòa vốn nhanh hơn. Động thái mới nhất là hồi cuối tháng 4/2022, Masan đã đầu tư 65 triệu USD mua 25% cổ phần của Công ty Cổ phần Trusting Social, một công ty công nghệ chuyên phát triển AI, Machine Learning trong lĩnh vực tiêu dùng, tài chính cá nhân.
相关文章
随便看看