【tỷ lệ bóng đá cúp c2】Bài toán rút ngắn thời gian lập quy hoạch, nhất là Hà Nội, TP.HCM

时间:2025-01-10 10:45:26 来源:88Point
Công tác lập quy hoạch thời kỳ 2021 - 2030 tại nhiều địa phương đang rất chậm. Ảnh: Đức Thanh

Lý giải nguyên nhân chậm trễ

Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch Thủ đô Hà Nội từ tháng 3/2022,àitoánrútngắnthờigianlậpquyhoạchnhấtlàHàNộtỷ lệ bóng đá cúp c2 nhưng đến thời điểm này, Hà Nội mới cơ bản xong chấm thầu để lập quy hoạch.

“Đây là việc khá chậm. Hà Nội xin nhận lỗi với Thủ tướng và Chính phủ”, ông Trần Sỹ Thanh, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội thừa nhận trong Hội nghị toàn quốc đẩy nhanh tiến độ và nâng cao chất lượng công tác quy hoạch thời kỳ 2021-2030, tổ chức cuối tuần qua, trước khi đưa ra cam kết quyết tâm tháng 10/2023 sẽ xong.

Giải trình nguyên nhân, ông Thanh nhắc đến những lúng túng trong xử lý nguồn kinh phí để lập quy hoạch. Theo nguồn đầu tưcông thì quy trình quá lâu, nguồn vốn sự nghiệp thì lại không được phép, mất 6-7 tháng để tìm cách giải quyết.

“Ảnh hưởng trực tiếp đến việc lập quy hoạch có 6 luật gồm Luật Quy hoạch, Luật Đô thị, Luật Xây dựng, Luật Đấu thầu, Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách. Một số khái niệm, định nghĩa trong các luật này khác nhau, áp dụng rất khó, quy trình, thủ tục quá dài...”, ông Trần Sỹ Thanh  giải thích thêm.

TP.HCM cũng đang rơi vào tình thế tương tự, khi cùng với Hà Nội là 2 địa phương cuối cùng xét về tiến độ thực hiện.

Phó chủ tịch UBND TP.HCM Võ Văn Hoan thông tin, Thành phố đã tổ chức đấu thầu, đang chờ kết quả đấu thầu, tư vấn để lập quy hoạch. So với tiến độ, TP.HCM đã chậm 3 tháng.

“TP.HCM xin nhận trách nhiệm về sự chậm trễ của mình. Ngoài nguyên nhân giống như Hà Nội, quy trình đấu thầu phức tạp nên kéo quá dài, số lượng tư vấn ít, TP.HCM lại có yêu cầu và nguyện vọng rất cao, nhưng nguồn lực của ngân sách có hạn, cần có nguồn lực từ bên ngoài, tức là xã hội hóa. Nhưng với quy định về tiếp nhận nguồn tài trợ trong công tác quy hoạch hiện nay thì Thành phố không thể nào kêu gọi và sử dụng nguồn lực này”, ông Võ Văn Hoan báo cáo với Thủ tướng, cùng với cam kết sẽ hoàn thành dự thảo quy hoạch để đầu năm 2024 thông qua Hội đồng thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Bài toán rút ngắn thời gian

Thực tế, những phức tạp mà Hà Nội và TP.HCM đang đối mặt cũng là vấn đề mà các địa phương đều phải trải qua.

Theo quy trình thẩm định, phê duyệt quy hoạch tại Nghị định số 37/2019/NĐ-CP và Nghị quyết số 77/NQ-CP của Chính phủ, hồ sơ quy hoạch tỉnh phải qua 3 lần tham gia ý kiến thẩm định, rà soát của các bộ, ngành và thành viên thẩm định. Thời gian các bộ tham gia ý kiến và thời gian cơ quan lập quy hoạch hoàn thiện quy hoạch hiện tại khá chậm.

Tổng hợp của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, với quy hoạch ngành quốc gia, thời gian bình quân tổ chức thẩm định quy hoạch mất khoảng 190 ngày. Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 còn cần tới 425 ngày để hoàn thành các thủ tục.

Theo kế hoạch, ngay sau Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ sẽ ban hành Chỉ thị về việc đẩy nhanh tiến độ và nâng cao chất lượng công tác quy hoạch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, làm cơ sở để các bộ, ngành và địa phương tập trung mọi nguồn lực, đẩy nhanh tiến độ lập, trình thẩm định và trình phê duyệt quy hoạch thời kỳ 2021-2030 theo nhiệm vụ được phân công.
推荐内容