您的当前位置:首页 > La liga > 【tỷ số nagoya】Thực hiện chính sách tài khóa chủ động, chặt chẽ 正文

【tỷ số nagoya】Thực hiện chính sách tài khóa chủ động, chặt chẽ

时间:2025-01-24 23:52:39 来源:网络整理 编辑:La liga

核心提示

Huy động, sử dụng nguồn lực tài chính hiệu quảTheo báo cáo của Bộ Tài chính, năm 2015 kinh tế nước t tỷ số nagoya

Cầu 12

Huy động,ựchiệnchínhsáchtàikhóachủđộngchặtchẽtỷ số nagoya sử dụng nguồn lực tài chính hiệu quả

Theo báo cáo của Bộ Tài chính, năm 2015 kinh tế nước ta tiếp tục chuyển biến tích cực, tuy nhiên tình hình giá dầu thế giới giảm sâu và khó dự báo đã làm giảm thu ngân sách trung ương (NSTW)... Mặc dù vậy, ngành Tài chính đã nỗ lực điều hành thu, chi NSNN chủ động, chặt chẽ, tiết kiệm, giữ vững cân đối ngân sách; tăng cường kỷ cương, kỷ luật tài chính; đẩy mạnh hoàn thiện thể chế, cải cách thủ tục hành chính, tái cơ cấu nền kinh tế, tạo môi trường thuận lợi phát triển SX-KD, thúc đẩy tăng trưởng, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; tăng cường quản lý thị trường, giá cả, góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô; đẩy mạnh hoàn thiện thể chế, cải cách thủ tục hành chính, tái cơ cấu nền kinh tế, tạo môi trường thuận lợi phát triển SX-KD, thúc đẩy tăng trưởng, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; quản lý nợ công chủ động, tích cực; từng bước tái cơ cấu nợ, hướng tới bền vững; thực hiện đổi mới cơ chế tự chủ đối với đơn vị sự nghiệp công lập; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra tài chính - ngân sách; tích cực, chủ động hội nhập, tăng cường quan hệ hợp tác quốc tế...

Năm 2016 tình hình kinh tế tiếp tục có nhiều chuyển biến tích cực hơn so với năm 2015, nhưng vẫn còn tiềm ẩn những biến động phức tạp, khó lường trên thị trường tài chính, tiền tệ thế giới và giá dầu, khả năng tác động bất lợi đến sự phát triển kinh tế và cân đối thu, chi NSNN năm 2016. Vì vậy, Bộ Tài chính xác định mục tiêu tổng quát nhiệm vụ tài chính - NSNN năm 2016 đó là: Huy động, phân phối, quản lý, sử dụng các nguồn lực tài chính hiệu quả, công bằng, thúc đẩy phát triển KT-XH; từng bước cơ cấu lại NSNN, ưu tiên đầu tư hợp lý cho con người và giải quyết tốt các vấn đề an sinh xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh; đẩy nhanh cải cách khu vực sự nghiệp công, cải cách thủ tục hành chính và tăng cường công tác quản lý, giám sát tài chính, đảm bảo an toàn nợ công.

Nhiệm vụ chủ yếu về NSNN cũng được Bộ Tài chính chỉ rõ, trên cơ sở kế hoạch phát triển KT-XH năm 2016 và dự báo bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước, Chính phủ đã trình Quốc hội thông qua dự toán thu cân đối NSNN năm 2016 là 1.014,5 nghìn tỷ đồng. Dự toán chi NSNN là 1.273,2 nghìn tỷ đồng. Dự toán bội chi NSNN là 254 nghìn tỷ đồng (4,95%GDP). Tổng nhiệm vụ phải huy động trong năm 2016 là 409 nghìn tỷ đồng, mặc dù đã giảm 27 nghìn tỷ đồng so năm 2015, nhưng vẫn rất nặng nề, đòi hỏi triển khai quyết liệt ngay từ đầu năm.

10 nhiệm vụ trọng tâm

Để hoàn thành tốt nhiệm vụ tài chính - NSNN năm 2016, Bộ Tài chính đề nghị các bộ, ngành, địa phương tập trung chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội và dự toán NSNN năm 2016 theo nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ; trong đó tập trung vào 10 nội dung chủ yếu.

Một là, tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII và Kế hoạch Phát triển KT-XH 5 năm 2016 - 2020 của Quốc hội; xây dựng kế hoạch tài chính - NSNN 5 năm giai đoạn 2016 -2020, bám sát các yêu cầu, mục tiêu, định hướng lớn đã đề ra trong Chiến lược phát triển

KT-XH giai đoạn 2011 - 2020, Chiến lược tài chính đến năm 2020; đẩy mạnh cơ cấu lại ngân sách; kiểm soát chặt chẽ và giảm nợ công, đảm bảo an ninh tài chính quốc gia.

Hai là, thực hiện chính sách tài khóa chủ động, chặt chẽ, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô.

Ba là, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Bốn là, tập trung công tác thu NSNN, chủ động xử lý tác động do biến động giá dầu thô, quyết tâm thu đạt và vượt dự toán Quốc hội quyết định.

Năm là, tổ chức điều hành, quản lý chi NSNN chặt chẽ, tiết kiệm, đúng quy định, chống lãng phí; nâng cao hiệu quả sử dụng NSNN.

Sáu là, tăng cường công tác quản lý giá, góp phần kiềm chế lạm phát. Tiếp tục thực hiện nhất quán chủ trương quản lý giá theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước đối với các mặt hàng quan trọng, thiết yếu (điện, than, xăng dầu, sữa, dịch vụ công,...); công khai thông tin về giá, điều hành giá để tạo sự đồng thuận trong xã hội. Triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu về giá đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước. Tăng cường kiểm tra, thanh tra, kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm.

Bảy là, đẩy mạnh tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước, hoàn thành mục tiêu đã đề ra; phát triển đồng bộ các loại hình thị trường tài chính, thị trường chứng khoán, bảo hiểm, thiết lập hệ thống các nhà tạo lập thị trường trái phiếu chính phủ; thúc đẩy đổi mới khu vực sự nghiệp công lập, tiếp tục thí điểm cổ phần hóa một số đơn vị sự nghiệp công có đủ điều kiện, nâng cao số lượng và chất lượng cung ứng dịch vụ công.

Tám là, tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; tăng cường kiểm tra, giám sát và công khai, minh bạch việc sử dụng NSNN; kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ việc chi tiêu, đảm bảo đúng chính sách, chế độ quy định; thực hiện nghiêm các kết luận thanh tra, kiểm toán.

Chín là, chủ động hợp tác, hội nhập tài chính quốc tế; tích cực tham gia các hoạt động hợp tác tài chính khu vực; thực hiện đồng bộ các giải pháp hội nhập và hợp tác tài chính quốc tế; tiếp tục thực hiện lộ trình cắt giảm thuế trong khuôn khổ các FTA đã ký kết.

Mười là, điều hành ngân sách trong dịp Tết Nguyên đán Bính Thân và xử lý tiếp các nhiệm vụ của năm 2015.

Đến ngày 28/12/2015, thu cân đối NSNN đạt xấp xỉ 957 nghìn tỷ đồng, đạt 105% dự toán, bằng 103,1% số ước thu cả năm đã báo cáo Quốc hội. Hầu hết các địa phương đều thu đạt và vượt dự toán được giao.

Quy mô thu NSNN giai đoạn 2011 - 2015 bằng gần 2 lần giai đoạn 2006 - 2010 và bằng hơn 5 lần giai đoạn 2001 - 2005. Tỷ lệ huy động từ thuế, phí vào NSNN bình quân khoảng 21% GDP, khá sát với Nghị quyết Quốc hội (không quá 22-23% GDP). Cơ cấu thu đã có chuyển biến tích cực, thu nội địa chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng thu NSNN (giai đoạn 2011 - 2015 khoảng 68%, trong đó năm 2015 khoảng 74%, cao hơn mục tiêu đề ra là 70%).

H.TR