Trong giai đoạn 2016-2020,ỗlựcxửlnợxấti so barca các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh đã thực hiện đạt nhiều kết quả tích cực từ Đề án cơ cấu lại các tín dụng gắn với xử lý nợ xấu theo Nghị quyết số 42 của Quốc hội.
Các ngân hàng chủ động lựa chọn khách hàng để cấp tín dụng, các dịch vụ ngân hàng nhằm góp phần thúc đẩy sản xuất, kinh doanh.
Nợ xấu giảm mạnh
Theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) chi nhánh Hậu Giang, trên cơ sở định hướng nhiệm vụ của NHNN Việt Nam, kế hoạch tổ chức thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, ngay từ đầu năm 2020, NHNN chi nhánh Hậu Giang đã bám sát chỉ đạo của ngành đối với lĩnh vực ngân hàng nói chung, tình hình cơ cấu lại các tổ chức tín dụng (TCTD) và xử lý nợ xấu nói riêng, kết hợp với thực tiễn hoạt động trên địa bàn để tham mưu kịp thời cho UBND tỉnh liên quan đến lĩnh vực quản lý. Đặc biệt là công tác cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu của các TCTD trên địa bàn theo kế hoạch số 100/KH-UBND ngày 17/9/2012 của UBND tỉnh triển khai thực hiện đề án cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh.
Nhờ thực hiện tốt công tác chỉ đạo, điều hành, từ đó giúp kiểm soát tăng trưởng tín dụng gắn với nâng cao chất lượng tín dụng. Ưu tiên cấp tín dụng cho các ngành, lĩnh vực then chốt của nền kinh tế, các ngành, lĩnh vực thế mạnh. Xây dựng, phát triển mạng lưới hoạt động phù hợp với đặc thù của đơn vị, cũng như thực trạng của từng địa phương trong toàn tỉnh. Thực hiện tốt các giải pháp, cơ chế chính sách tiền tệ, tín dụng và hoạt động ngân hàng trên địa bàn, đảm bảo quá trình thực hiện cơ cấu phù hợp với định hướng chung, tình hình thực tiễn tại địa phương trong từng thời kỳ.
Bên cạnh đó, thực hiện các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp thông qua hội nghị kết nối ngân hàng - doanh nghiệp. Hỗ trợ người dân, doanh nghiệp trong việc tiếp cận tín dụng, tiếp nhận xử lý những phản hồi từ doanh nghiệp, người dân liên quan đến việc tiếp cận vốn vay ngân hàng. Chủ động tiếp cận cấp tín dụng, thực hiện các dịch vụ đầu tư trên địa bàn tỉnh.
Đối với tình hình triển khai thực hiện Đề án cơ cấu lại các TCTD gắn với xử lý nợ xấu, trong năm qua, NHNN Việt Nam chi nhánh Hậu Giang đã có ý kiến tham mưu, xây dựng, phát triển mạng lưới các TCTD trên địa bàn phù hợp với tình hình hoạt động, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tính đến cuối năm 2020, trên địa bàn tỉnh có 13 chi nhánh ngân hàng thương mại, 1 chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội và 1 Quỹ tín dụng Nhân dân. Nhìn chung, tỷ lệ nợ xấu nội bảng cân đối kế toán duy trì ở mức khá thấp và ổn định trong suốt thời kỳ báo cáo. Đây là tín hiệu cho thấy chất lượng tín dụng của các TCTD đã được tăng cường, các khoản cấp tín dụng được thu hồi đúng hạn, không để phát sinh nợ xấu theo Nghị định 42 của Quốc hội.
Tổng các khoản nợ xác định theo Nghị quyết 42 toàn địa bàn không bao gồm nợ xấu của Quỹ tín dụng Nhân dân là 2.385 tỉ đồng, giảm 742 tỉ đồng so với năm 2019. Nguyên nhân giảm là do các khoản vay, các khoản nợ xấu phát sinh trước ngày 15/8/2017 được xử lý, thu hồi. Tổng nợ xấu là 1.561 tỉ đồng, chiếm tỷ lệ 65,45%/tổng nợ cho vay theo Nghị quyết 42, giảm 120 tỉ đồng so với cuối năm 2019. Kết quả xử lý nợ xấu tiếp tục chuyển biến tích cực, các TCTD đã kiểm soát tốt nợ xấu mới phát sinh, xử lý, thu hồi có hiệu quả các khoản nợ xấu hiện hữu. Từ ngày 15/8/2017 đến 31/12/2020 các TCTD trên địa bàn đã xử lý được 2.632 tỉ đồng.
Thực hiện nhiều giải pháp
Ông Trần Quốc Tuấn, Phó Giám đốc Ngân hàng Nông nhiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) chi nhánh Hậu Giang, cho biết: Kết quả xử lý nợ xấu nội bảng giai đoạn 2016-2020, chi nhánh đã xử lý được 442/570 tỉ đồng nợ xấu phát sinh. Kết quả xử lý nợ xấu theo Nghị quyết 42 từ khi triển khai đến ngày 31/12/2020 chi nhánh đã thu hồi được 758 tỉ đồng. Tính đến ngày 19/4/2021, tổng nợ của chi nhánh là 319 tỉ đồng, chiếm tỷ trọng 3,1% tổng dư nợ (nội bảng và ngoại bảng), trong đó nợ nội bảng 201 tỉ đồng, chiếm 1,98% trên tổng dư nợ. Nhìn chung, tỷ lệ nợ xấu nội bảng trong các năm qua được kiểm soát dưới mức 2%.
Tuy nhiên, hiện Agribank Hậu Giang cũng còn gặp khó trong công tác xử lý nợ, do trong năm 2020 tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng bị ảnh hưởng nghiêm trọng nên khách hàng không có khả năng phục hồi sản xuất kinh doanh để trả nợ cho ngân hàng. Trong thời gian tới, Agribank Hậu Giang sẽ tập trung xử lý nợ xấu, đồng thời kiến nghị với các cấp, chính quyền, sở, ngành sớm giải quyết các quyết định thi hành án liên quan đến đất đai của khách hàng.
Theo ông Trần Quốc Khởi, Giám đốc Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển (BIDV) chi nhánh Hậu Giang, để thực hiện tốt công tác xử lý nợ xấu nhằm nâng cao chất lượng tín dụng, chi nhánh không ngừng phát huy những bài học kinh nghiệm đã đạt được từ các năm trước. Bên cạnh đó, bám sát và triển khai có hiệu quả các chủ trương của ngân hàng, đặc biệt là công tác xử lý nợ xấu. Từ tháng 7-2020, BIDV đã thành lập phòng khách hàng chuyên trách xử lý nợ, tập trung quyết liệt xử lý những tồn tại và thu hồi nợ xấu, nợ tiềm ẩn rủi ro.
Trong năm 2021 này, BIDV chi nhánh Hậu Giang tiếp tục kiểm soát, duy trì và không ngừng cải thiện chất lượng tín dụng, đảm bảo quy định tỷ lệ nợ xấu nhỏ hơn 1,6%, tỷ lệ nợ nhóm 2 nhỏ hơn 3%. Theo đó, tập trung đẩy mạnh công tác huy động vốn, tăng trưởng dư nợ vay các sản phẩm dịch vụ, đặc biệt cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn theo các quy định và định hướng của Chính phủ. Đẩy mạnh thực hiện các chỉ tiêu hoạt động ngân hàng theo định hướng phát triển của BIDV. Tiếp tục rà soát và tập trung xử lý triệt để những khoản nợ xấu, nợ ngoại bảng, tận thu lãi treo, nâng cao hiệu quả kinh doanh và trích đủ dự phòng rủi ro theo quy định.
Ông Hồ La Thành, Giám đốc NHNN Việt Nam chi nhánh Hậu Giang, cho biết: Hiện nay, NHNN đã chỉ đạo, kiểm tra, giám sát chặt chẽ các TCTD trên địa bàn thực hiện nghiêm túc phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu đã được phê duyệt. Chú trọng việc thực hiện các giải pháp để nâng cao chất lượng tín dụng, công tác quản trị, điều hành, kiểm soát nội bộ. Chỉ đạo các TCTD trên địa bàn có tỷ lệ nợ xấu cao xây dựng phương án, kế hoạch xử lý nợ xấu, có giải pháp hạn chế nợ xấu phát sinh. Rà soát việc phân loại nợ, bảo đảm phản ánh đúng chất lượng khoản vay, trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ theo quy định. Đồng thời, chủ động phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương trong việc triển khai thực hiện Nghị quyết 42 và tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để tạo điều kiện thuận lợi cho các TCTD xử lý nợ xấu, xử lý tài sản đảm bảo các khoản nợ xấu theo quy định.
Bài, ảnh: T.XOÀN