【kết quả antalyaspor】Hành trình giảm phát thải khí mê – tan: Trao quyền cho phụ nữ

(VTC News) -

Để bảo vệ những nét nguyên sơ của làng quê,ànhtrìnhgiảmphátthảikhímê–tanTraoquyềnchophụnữkết quả antalyaspor không khí trong lành và môi trường bền vững, vai trò của phụ nữ càng trở nên quan trọng trong hành trình giảm phát thải.

Du lịch nông thôn đang là hướng phát triển đầy tiềm năng của Phú Thọ. Tuy nhiên, ô nhiễm đất đai và không khí từ hoạt động nông nghiệp như canh tác lúa nước, trồng trọt theo thói quen, truyền thống đã ảnh hưởng không nhỏ đến cảnh quan tự nhiên cũng như việc giữ chân du khách. Để bảo vệ những nét nguyên sơ của làng quê, cùng với không khí trong lành và môi trường bền vững, vai trò của người phụ nữ càng trở nên quan trọng trong hành trình giảm phát thải. 

Chị Lã Thị Hồng Thùy, Chủ tịch Hội LHPN xã Hùng Lô, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ là người tiên phong làm du lịch cộng đồng ở Hùng Lô. Hơn ai hết, chị hiểu ý nghĩa của việc giữ gìn nét nguyên sơ của những nhà cổ, đình làng, ao làng, lũy tre xanh đối với việc thu hút và giữ chân khách du lịch. Trong đó, bao gồm cả cảnh quan thiên nhiên và không khí trong lành nơi làng cổ.

Không chỉ có di tích đình, làng cổ và văn hóa Hát Xoan, xã Hùng Lô từ lâu nổi tiếng với các làng nghề như làm bánh chưng bánh dày, làm đậu, làm miến gạo, làm bún, mì sợi… Gắn với đó là nghề trồng lúa nước có truyền thống từ lâu đời. Trước kia, sau mỗi vụ thu hoạch, người dân thường đốt rơm rạ ngay trên cánh đồng, khói bụi bay tứ phía.

Nhận thấy những ảnh hưởng tiêu cực của tập quán này đối với môi trường, hội LHPN Hùng Lô xây dựng mô hình "Phụ nữ xã Hùng Lô giữ gìn nét đẹp quê hương", trong đó chú trọng thiết kế, cải tạo cảnh quan kiến trúc và môi trường trong toàn bộ không gian điểm du lịch; tăng cường vệ sinh đường làng, ngõ xóm; tuyên truyền bà con phân loại rác tại nguồn, hạn chế đốt rác thải và rơm rạ trên cánh đồng.

Chị Lã Thị Hồng Thuỳ trong vai trò hướng dẫn viên du lịch cho các đoàn khách đến tham quan tại Khu du lịch cộng đồng xã Hùng Lô.

Tư duy thay đổi, hành động đổi thay

Năm 2024, chị Thuỳ được tham gia tập huấn, nâng cao nhận thức từ dự án “Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp giảm thiểu tác động của hóa chất nông nghiệp và đốt lộ thiên đối với biến đổi khí hậu và đa dạng sinh học ở Việt Nam” do Viện Khoa học và Kỹ thuật Môi trường, trường Đại học Xây dựng Hà Nội tổ chức. Việc tham gia các chương trình tập huấn này giúp chị hiểu hơn về tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp.

Từ nền tảng tư duy về bảo vệ môi trường được hình thành trong nhiều năm làm công tác tuyên truyền, chị Thuỳ phấn khởi khi hiểu thêm nhiều mô hình giải pháp thay thế hoạt động đốt rơm rạ hiệu quả. Chị Thuỳ chia sẻ: “Chúng tôi biết đến việc sử dụng rơm để ủ phân hữu cơ bón cho cây trồng, cuộn rơm, giá thể trồng nấm rơm, làm thức ăn cho gia súc, làm than sinh học, làm nguyên liệu sản xuất giấy, hoặc vật liệu xây dựng,....”

Chị Thuỳ cùng cán bộ, người dân xã Hùng Lô nhận giấy Chứng nhận tham gia buổi tập huấn của Dự án.

Chị Thuỳ mang những kiến thức học được chuyển tải lại cho các hội viên hội LHPN qua những buổi sinh hoạt, giúp lan toả ý thức bảo vệ môi trường đến người dân các thôn, làng. Từ những hành động nhỏ như tuyên truyền hạn chế đốt rơm rạ, phân loại rác thải, đến việc áp dụng những giải pháp nông nghiệp xanh, chị Thùy đã khéo léo lồng ghép ý thức bảo vệ môi trường vào từng ngõ ngách của cuộc sống người dân.  

Hành trình làm “xanh” những làng quê

Ý tưởng về một mô hình nông nghiệp - du lịch tuần hoàn cũng được nhen nhóm: “Chúng tôi hướng dẫn nông dân dùng rơm rạ ủ thành phân bón hữu cơ, sau đó đem bón cho cây rau củ. Những cây rau củ được chăm sóc tự nhiên, không hoá chất sẽ đi đến mâm cơm đặc sản địa phương để phục vụ khách du lịch. Chúng tôi tin rằng những điều này sẽ giữ chân du khách thập phương khi đến Hùng Lô” – chị Thùy tâm sự.

Đến Hùng Lô vào vụ hè thu năm 2024, du khách có thể chứng kiến những bước chuyển mình mạnh mẽ trong thói quen canh tác lúa nước, hướng tới một phương pháp sản xuất bền vững hơn. Trước đây, việc canh tác truyền thống thường dẫn đến lượng phát thải khí mê- tan lớn do quy trình ngập nước kéo dài.

Giờ đây, thay đổi phương pháp canh tác mới, người nông dân dần thay đổi cách thức sản xuất của mình như áp dụng kỹ thuật tưới tiêu tiết kiệm nước và thay đổi lịch gieo trồng, giảm thiểu tình trạng đất bị ngập nước quá lâu. Nhiều hộ đã bắt đầu chuyển sang sử dụng giống lúa ngắn ngày, giúp rút ngắn chu kỳ sinh trưởng và giảm lượng nước cần thiết.

Bên cạnh đó, thay vì đốt rơm rạ, người dân chuyển sang dùng vi sinh ủ phân hữu cơ bón cho cây trồng, nhờ đó giúp hạn chế phát thải khí mê - tan trong môi trường.

Sau vụ gặt, giờ đây không còn thấy cảnh người dân đốt rơm rạ trên khắp cánh đồng. Cũng không còn thấy hình ảnh rác sinh hoạt, vỏ bao bì thuốc BVTV vứt bừa bãi. Không khí ở những ngôi làng cổ vì thế cũng trong lành hơn hẳn.

Hiện hàng năm, xã Hùng Lô đón trên 12.000 lượt khách trong nước, hơn 300 lượt khách quốc tế đến tham quan, trải nghiệm sản phẩm du lịch cộng đồng. Theo chị Thuỳ, môi trường trong lành, không khói bụi cũng chính là 1 trong những yếu tố thu hút du khách ghé thăm làng cổ Hùng Lô.

Làng cổ Hùng Lô với cảnh quan tươi đẹp, môi trường trong lành thu hút hàng nghìn lượt khách tham quan mỗi năm.

Những việc làm của chị Thùy minh chứng rằng phụ nữ không chỉ là người chăm sóc gia đình mà họ còn là những người kiến tạo thay đổi.

Mỗi hành động của chị không chỉ giúp bảo vệ môi trường mà còn góp phần nâng cao vị thế, khi người phụ nữ được trao quyền trong xã hội, họ trở thành những nhân tố quan trọng trong việc vận động thay đổi thói quen canh tác và bảo vệ môi trường nhằm hướng tới cam kết của Việt Nam đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, chống biến đổi khí hậu.

Hà An
Cúp C1
上一篇:ACB lên tiếng về thông tin lãnh đạo ngân hàng đánh bạc, chuyển tiền ra nước ngoài
下一篇:Trong trại giam, Mr Pips Phó Đức Nam có thấu?