游客发表

【freiburg – mainz】Xây dựng chuỗi giá trị sản phẩm để chiếm lĩnh thị trường Halal

发帖时间:2025-01-25 09:47:51

Mở rộng thị trường Indonesia với “chứng nhận Halal” Cơ hội lớn để doanh nghiệp gia tăng xuất khẩu sản phẩm Halal
Doanh nghiệp giới thiệu sản phẩm với khách hàng Hồi giáo. 	Ảnh: ST
Doanh nghiệp giới thiệu sản phẩm với khách hàng Hồi giáo. Ảnh: ST

Tiềm năng từ thị trường gần 2 tỷ dân

Với giá trị 7.000 tỷ USD mỗi năm, thị trường Halal toàn cầu mang lại nhiều cơ hội cho DN Việt Nam gia tăng xuất khẩu.

Tại Hội thảo “Xúc tiến xuất khẩu sản phẩm Halal của doanh nghiệp Việt Nam vào thị trường Malaysia và các nước Hồi giáo” tổ chức tại TPHCM mới đây, chia sẻ về những cơ hội cho DN Việt Nam xuất khẩu vào thị trường tiềm năng này, TS. Phú Văn Hẳn, Phó Viện trưởng Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ cho rằng, trên phạm vi toàn cầu, thị trường này ước tính đạt 10.000 tỷ USD vào năm 2028. Đây là thị trường có quy mô to lớn và ngành công nghiệp Halal không chỉ giới hạn ở các sản phẩm thực phẩm mà hiện đã bao gồm dược phẩm, mỹ phẩm, sản phẩm y tế, đồ vệ sinh cá nhân, thiết bị y tế...

Để đáp ứng các hoạt động về chứng nhận cũng như hỗ trợ về các cuộc đối thoại, đào tạo và hợp tác quốc tế trong ngành Halal, Chính phủ Việt Nam đã chấp thuận thành lập Trung tâm Chứng nhận Halal quốc gia. Trung tâm này có chức năng quản lý nhà nước về chứng nhận Halal tại Việt Nam, có nhiệm vụ chứng nhận sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đáp ứng tiêu chuẩn Halal, qua đó bảo đảm niềm tin của người tiêu dùng về tính an toàn và được phép của sản phẩm. Việc thành lập Trung tâm Chứng nhận Halal Quốc gia là kịp thời để Việt Nam thực hiện hóa mục tiêu tiếp cận thị trường Halal một cách hiệu quả nhất.

Riêng với thị trường Malaysia, ông Đào Minh Chánh, Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TPHCM cho biết, đây là một trong những thị trường nhập khẩu có tiềm năng rất lớn của Việt Nam tại khu vực ASEAN. Dẫn số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan Việt Nam, ông Chánh cho biết, trong 4 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch XNK Việt Nam - Malaysia đạt 4,9 tỷ USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam sang Malaysia đạt 1,6 tỷ USD.

Thông tin đến doanh nghiệp về thị trường này, ông Firdauz Bin Othman, Tổng Lãnh sự Malaysia tại TPHCM cho biết, hiện nay, tiêu chuẩn Halal đã được chấp nhận trên phạm vi toàn cầu, đặc biệt là vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Việc này đã đóng góp tích cực cho sự phát triển và gia tăng nhu cầu về các sản phẩm Halal. Riêng về mảng thực phẩm Halal đang phát triển với tốc độ rất nhanh, được dự báo sẽ đạt giá trị vào khoảng 4.500 tỷ USD vào năm 2030. Thị trường này được tăng trưởng bởi sự phát triển dân số Hồi giáo toàn cầu cũng như nhu cầu về các sản phẩm đạt chứng nhận Halal. Việc này đã mang đến những cơ hội lớn cho nhiều quốc gia bao gồm Việt Nam có thể tiếp cận một cách chủ động đến thị trường Halal.

Mặc dù có tiềm năng xuất khẩu, tuy nhiên, DN Việt Nam chưa tận dụng hết được cơ hội do gặp phải một số khó khăn nhất định đối với sản xuất và xuất khẩu sản phẩm Halal như chi phí đầu tư cao, thông tin về văn hóa thị trường Halal, tiêu chuẩn Halal chưa nhiều...

Thay đổi tư duy trong cung ứng sản phẩm

Theo các chuyên gia, mặc dù nhiều tiềm năng nhưng để tiếp cận và thâm nhập sâu hơn vào thị trường này, DN phải hiểu thật kỹ về Halal. Thị trường Halal được đánh giá là khó tính khi các sản phẩm vào thị trường này phải đáp ứng được những quy định đặc thù và nghiêm ngặt của người Hồi giáo. Trong khi đó, các DN lại chưa hiểu đầy đủ về văn hóa hồi giáo, nhất là các vấn đề, nội dung liên quan đến các khía cạnh về văn hóa tiêu dùng, kinh doanh và các quy định đối với sản phẩm. Vì vậy, DN thường gặp các vấn đề về nuôi trồng đến chế biến, bảo quản và mẫu mã, thương hiệu sản phẩm chưa phù hợp với văn hóa Islam và không đáp ứng được các tiêu chuẩn khắt khe của thị trường Halal. Các DN phải hiểu rõ và nắm vững các tiêu chuẩn Halal, gồm các yêu cầu khắt khe về nguyên liệu, quy trình sản xuất, hệ thống quản lý và các khía cạnh khác liên quan đến sản phẩm và hoạt động kinh doanh của DN.

TS. Phú Văn Hẳn cho rằng, muốn xuất khẩu vào thị trường Halal, trước tiên, DN phải có chứng nhận Halal được xác thực bởi các cơ quan có thẩm quyền. Để đạt được chứng nhận này không phải dễ. Bởi vì, các tiêu chuẩn và quy định về thẩm tra, cấp chứng nhận rất nghiêm ngặt lại không có giá trị vĩnh viễn, không được công nhận như nhau ở các quốc gia và với tất cả các mặt hàng. Vì vậy, bắt buộc DN phải tái chứng nhận nhiều lần và phải căn cứ vào từng thị trường xuất khẩu để đăng ký chứng nhận phù hợp.

Cùng lưu ý tới các doanh nghiệp, ông Đào Minh Chánh cho rằng, thị trường Halal đang chuyển dịch từ tư duy chỉ quan tâm tới sản phẩm Halal sang xây dựng toàn bộ chuỗi cung ứng Halal. Vì vậy, để xuất khẩu bền vững, việc thiết lập các tiêu chuẩn Halal cần được chú trọng. Các DN và nhà sản xuất cần đưa ra các tiêu chí cụ thể trong quá trình sản xuất Halal bao gồm các yếu tố về số lượng khiếu nại, sự cố Halal, tần suất kiểm tra, tỷ lệ nhân viên được đào tạo mức độ trưởng thành của Halal, niềm tin Halal, chỉ số danh tiếng Halal, giấy phép hoạt động và xếp hạng Halal… Các DN và bên cung ứng cũng cần xây dựng thương hiệu Halal uy tín trên cơ sở chất lượng sản phẩm và chất lượng của toàn bộ chuỗi giá trị kinh doanh Halal, xây dựng lộ trình thực tế để triển khai chuỗi giá trị Halal và rà soát tiến độ.

    热门排行

    友情链接