“Lẩu dê” vỉa hè giá rẻ Tại Hà Nội,ầmlợnthịtchóhươngliệuLẩudêxem lại bong da những quán lẩu vỉa hè rất đông khách. Từ những tuyến phố mang “thương hiệu” lẩu vỉa hè như Phùng Hưng, Mã Mây, Trúc Bạch, Nguyễn Du, Cao Bá Quát… đến mọi ngõ ngách thậm chí ngay chân các tòa nhà chung cư, các khu văn phòng hiện đại như Lê Văn Lương, Trần Thái Tông, Nguyễn Thị Định… những nồi lẩu nghi ngút khói, thực khách ngồi chật cứng. Vào những ngày rét lạnh, lẩu vỉa hè càng nở rộ và hoạt động hết công suất. Nhất là tại các quán lẩu dê, không khi ăn uống lại càng tấp nập hơn. Với tâm lí thịt dê rất bổ dưỡng, nhất là cho phái mạnh, vậy nên cứ đi ăn lẩu là rất nhiều quý ông chọn lẩu dê hơn là những loại lẩu bình dân khác. Tại một quán lẩu dê trên đường Nguyễn Phong Sắc, một đĩa thức ăn đầy, thêm rổ rau và nồi nước dùng, lẩu dê trung bình chỉ có giá khoảng 150.000 – 250.000/nồi. Có thực khách hể hả vì trong thời buổi đắt đỏ, cái gì cũng tăng mà lẩu vẫn giữ giá. Nhưng nhiều người lại lo ngay ngáy: không hiểu mua ở đâu mà bán lại rẻ thế. Chị Thảo (Long Biên, HN) cho biết: “Thịt dê mình mua về chế biến đồ ăn đã là 220.000 đồng/kg, vậy mà ở các quán lẩu này, chỉ cần 200.000 nghìn đồng là có 1 nồi lẩu dê đủ cho 3 người ăn, với 1 đĩa gồm thịt dê, nầm dê và rất nhiều rau ăn kèm. Bán với giá rẻ như vậy thì không hiểu sao họ vẫn có lãi để bán nhỉ..”. Thắc mắc là vậy, nhưng những quán lẩu dê ven đường này vẫn rất đông khách “Cứ ăn ngon là được, thắc mắc làm gì mấy cái chuyện nguồn gốc với giá cả mặt hàng, biết đâu họ nhập được thịt dê, nầm dê từ “gốc” nên giá rẻ. Mà dân mình hay thật, người ta bán đắt quá cũng chê, mà bán rẻ thì cũng thắc mắc. Ăn thì cứ ăn đi, hàng trăm người ăn có chết đâu mà mình lo”, một thực khách bày tỏ quan điểm. “Công nghệ” chế lẩu dê Theo anh Hải, một người đã có “thâm niên” 2 năm mở quán lẩu dê cho biết: Nếu cứ làm ăn theo kiểu “ăn ngay, nói thẳng” thì không bao giờ có cái giá 180.000- 200.000 đồng/ nồi lẩu dê, mà giá của nó ít nhất cũng phải từ 300.000 đồng. Để có cái giá rẻ “giật” mình như trên, chủ quán phải nghĩ ra cách “phù phép” những loại thực phẩm khác thành thịt dê, nầm dê. Thịt dê thì được làm già từ thịt chó có ngâm hương vị thịt dê để tạo mùi của thịt dê. Vì thịt chó nhìn cảm quan bên ngoài giống với thịt dê nên chỉ cần có thêm mùi ngai ngái của thịt dê nữa là không thực khách nào có thể phát hiện được sự “đánh tráo” này. Còn nầm dê thì được “gia công” bằng cách, các chủ quán miền Bắc thường thu gom mỡ heo về, tẩm ướp những hoá chất làm tăng độ giòn sau đó dùng công nghệ ép tạo thành từng miếng. Sau quá trình cán, ép, chỉ cần nhuộm màu, ướp hương liệu vậy là có thể tạo ra cả tấn nầm dê để đánh lừa thực khách. Hoặc có thể mua nầm heo về, lóc hết da còn đính kèm hướng dẫn bỏ thêm chất bột sệt màu vàng như sa tế giúp nầm heo thơm ngon và giòn. Anh Hải tiết lộ thêm: “Nầm dê thường là bộ phận nặng mùi nhất, rất kén người ăn. Miếng nầm dê thường chỉ bằng một bàn tay úp và vẫn còn dính lớp da của dê, không có dạng miếng lớn và lột sạch da như loại giả thường thấy ở quán nhậu. Vì nầm dê cũng tương tự nầm heo, nầm trâu, nầm bò... nhưng có mùi vị đặc trưng của dê nên nhiều nhà hàng bơm thêm chất tạo mùi lên vú heo để hô biến nầm heo thành nầm dê. Để bảo quản ‘vú dê’ trong kho được lâu ngày mà không bị thâm đen, bốc mùi, phải dùng bột tẩy trắng (sodium hyposulfite) ngâm qua nước một lần. Nhu cầu của các quán nhậu bình dân về mặt hàng này lớn nên ‘vú dê’ được sản xuất theo cách đó, chứ vú dê thật đâu có nhiều như vậy...”. Ngọc Anh |