Thủ tướng Đức Angela Merkel rất nhiều lần kêu gọi châu Âu đoàn kết nhưng chỉ nhận được một thái độ dè dặt của các nước EU. Báo chí Đức đã ra 3 lý do khiến nước này bị cô lập trong cuộc khủng hoảng người di cư.
Đầu tiên là sự "ngạo mạn" của Đức trong cuộc khủng hoảng người di cư. Bà Merkel đã đồng ý mở cửa biên giới,ênnhânĐứcbịcôlậptrongcuộckhủnghoảngngườidicưkết quả bóng đá brunei tiếp nhận tất cả người Syria đến từ bất kỳ đâu mà không không cần tới ý kiến và sự đồng thuận của các nước lớn ở châu Âu. Bà đã phá vỡ nguyên tắc Dublin, trong đó quy định những người tị nạn phải làm đơn xin cư trú ở nước đầu tiên mà họ đặt chân đến ở EU.
Tiếp đó là sự phớt lờ của Đức ở thời điểm đầu của cuộc khủng hoảng. Khi những dòng người tị nạn lớn lần đầu tiên đổ vào EU từ hướng Lampedusa của Italy, Chính phủ Italy đã nhiều lần kêu gọi sự trợ giúp của các nước châu Âu khác, song Berlin lại thể hiện một thái độ lạnh nhạt.
Cuối cùng chính là sự chi phối của Đức trong cuộc khủng hoảng nợ công thời gian qua. Chuyên gia Gabriele Abels thuộc trường Đại học Tübingen cho rằng có một sự liên hệ giữa cuộc khủng hoảng người tị nạn và cuộc khủng hoảng nợ công của khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu. Trong cuộc khủng hoảng nợ công, các nước nhỏ yếu ở châu Âu như Hy Lạp đã cảm nhận rõ nét nhất cách thức hành động đơn phương, lạnh lùng và thiếu đoàn kết của Đức.
Theo bà Abels, cách hành xử của Đức trong cuộc khủng hoảng nợ công đã khiến nước này bị cô lập trong cuộc khủng hoảng người di cư hiện nay. Nhiều nước châu Âu không sẵn sàng đoàn kết với Đức sau những gì Đức đã làm trong cuộc khủng hoảng nợ công vừa qua. Họ cho rằng Đức đã đơn phương mở cửa hoàn toàn cho người tị nạn thì phải tự mình gánh chịu những hậu quả. Hungary đã xây hàng rào dây thép gai trên toàn bộ tuyến biên giới của nước này ở phía Nam, còn Áo điều động các xe buýt chở hết người tị nạn tới biên giới Đức khi Berlin tuyên bố tiếp nhận tất cả người Syria. Cuộc khủng hoảng người tị nạn đang chia rẽ châu Âu. Trái với khẩu hiệu "Chúng ta có thể làm được" của bà Merkel, cựu Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Guenter Verheugen đã bày tỏ sự lo lắng về khả năng đổ vỡ và mất tính liên kết của EU khi cuộc khủng hoảng này đã phơi bày rõ nét nhất chủ nghĩa dân tộc và tính ích kỷ của từng quốc gia trong liên minh này. Theo ông Verheugen, điều này có nghĩa là những ý tưởng về một châu Âu đoàn kết và thống nhất đang ngày càng bị suy yếu hơn.