您现在的位置是:La liga >>正文

【soi kèo chivas】Quản lý rủi ro tín dụng: Ngân hàng phải kiểm soát chặt chẽ việc phê duyệt tín dụng

La liga64273人已围观

简介Các diễn giả tham gia thảo luận tại buổi hội thảo. Ảnh: Kim AnhHội thảo đã quy tụ các nhà quản lý ca ...

hpt

Các diễn giả tham gia thảo luận tại buổi hội thảo. Ảnh: Kim Anh

Hội thảo đã quy tụ các nhà quản lý cao cấp thuộc Ngân hàng Nhà nước,ảnlýrủirotíndụngNgânhàngphảikiểmsoátchặtchẽviệcphêduyệttíndụsoi kèo chivas các ngân hàng thương mại, tổ chức tài chính và các chuyên gia cùng nhau chia sẻ những kinh nghiệm, công nghệ tiên tiến trong quản lý rủi ro tín dụng theo chuẩn Basel 2.

Thông tin từ hội thảo cho biết, các ngân hàng ở Việt Nam được dự báo tăng trưởng mạnh trong năm nay nhờ nhu cầu tín dụng mạnh mẽ, điều kiện kinh tế vĩ mô lành mạnh và quá trình hợp nhất đang diễn ra của các ngân hàng.

Tuy vậy, kinh tế Việt Nam vẫn còn có những quan ngại về tỷ lệ nợ xấu, nợ khó đòi ở mức cao. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã nhiều lần nhấn mạnh rằng tốc độ và chất lượng tăng trưởng tín dụng sẽ được kiểm soát chặt chẽ, đặc biệt là tín dụng sử dụng cho các doanh nghiệp với những rủi ro tiềm ẩn cao.

Trong bối cảnh đó, việc HPT, SAS và EY Việt Nam tổ chức các buổi Hội thảo chia sẻ những kinh nghiệm, công nghệ tiên tiến trong quản lý rủi ro góp phần gợi ý cách tháo gỡ những thách thức trong quản lý rủi ro tín dụng.

Mở đầu buổi hội thảo, ông Đinh Hà Duy Linh – Tổng Giám đốc Công ty HPT - phát biểu khai mạc và nhấn mạnh rằng: "Là một nhà cung cấp dịch vụ CNTT hàng đầu tại Việt Nam, HPT sẵn sàng hỗ trợ các ngân hàng cải thiện năng lực quản lý rủi ro của mình với các giải pháp công nghệ và phần mềm quản lý rủi ro mà HPT phối hợp cùng đối tác triển khai".

Ông Eric Kong - Giám đốc kinh doanh - SAS Asia Emerging Countries – phát biểu tại hội thảo: "Công nghệ SAS có thể đáp ứng các nhu cầu quản lý rủi ro hay thay đổi của thị trường Việt Nam. Chúng tôi có thể giúp các ngân hàng sử dụng các ứng dụng mới nhất và bảng điểm hành vi để đánh giá rủi ro cho các khách hàng hiện tại và khách hàng mới, đồng thời cung cấp một cơ sở để đánh giá hồ sơ vay vốn cho hầu như tất cả các hình thức cho vay bao gồm thẻ tín dụng, vay tiêu dùng, vay mua nhà và vay thế chấp".

Bà Nguyễn Thùy Dương đại diện EY Việt Nam cho biết: "Xu hướng phát triển mô hình định lượng rủi ro tín dụng là tất yếu trong lĩnh vực ngân hàng Việt Nam. EY có khả năng hỗ trợ cho cả ngân hàng Nhà nước và ngân hàng cổ phần lớn trên khắp Việt Nam trong việc phát triển mô hình xếp hạng tín dụng và phân tích các khoảng cách giữa hiện trạng với yêu cầu của chuẩn Basel 2".

Phát biểu tại hội thảo, ông Lê Trung Kiên, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách An toàn hoạt động Ngân hàng, Cơ quan Thanh tra, Giám sát ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã trình bài tham luận về "Quản lý rủi ro tín dụng theo chuẩn mực Basel II, thách thức triển khai tại Việt Nam".

Theo đó, ông Lê Trung Kiên cho rằng, thách thức về rủi ro tín dụng mang tính chủ quan đối với các ngân hàng hiện nay nổi bật lên các vấn đề như: Nhận thức về vai trò của quản lý rủi ro nói chung, rủi ro tín dụng nói riêng của HĐQT, Ban Điều hành và các bộ phận còn bất cập.

Bên cạnh đó, nguồn nhân lực quản lý rủi ro tín dụng còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu khi quản lý rủi ro tín dụng theo thông lệ quốc tế; Cơ sở dữ liệu, công nghệ thông tin, quản trị thông tin còn lạc hậu, chưa tạo đầy đủ cơ sở hạ tầng để quản lý rủi ro theo thông lệ quốc tế.

Bên cạnh đó, theo ông Kiên là vấn đề khả năng đầu tư tài chính cho quản lý rủi ro còn hạn chế, do chi phí cao, nhất là đối với các ngân hàng quy mô nhỏ.

Để bảo đảm kiểm soát đầy đủ các rủi ro tín dụng ông Lê Trung Kiên nêu ra 3 nguyên tắc mà các ngân hàng, tổ chức tài chính phải áp dụng.

Một là, ngân hàng phải có hệ thống đánh giá độc lập, thường xuyên quy trình quản lý rủi ro tín dụng và kết quả đánh giá phải được thông tin trực tiếp cho HĐQT và Ban Điều hành.

Thứ hai, ngân hàng phải đảm bảo việc phê duyệt tín dụng được kiểm soát chặt chẽ và duy trì trạng thái rủi ro tín dụng ở mức hợp lý, phù hợp với các tiên chuẩn an toàn và hạn mức tín dụng nội bộ.

Thứ ba, ngân hàng phải có hệ thống, quy trình sẵn sàng xử lý kịp thời các khoản tín dụng suy giảm chất lượng, quản lý các khoản tín dụng có vấn đề hoặc các tính trạng tương tự./.

M.A

Tags:

相关文章