Vào 2 phiên giao dịch cuối tuần,ỷgiáVNDUSDcómộttuầnquotcuộnsóshonan vs tỷ giá VND/USD đã được giảm nhiệt, tuy nhiên diễn biến của tỷ giá này trong tuần tới vẫn là ẩn số khó đoán định. Tỷ giá VND/USD đã có một tuần diễn biến sôi động và được coi là tuần giao dịch “căng nhiệt” nhất từ đầu năm 2015 đến nay. Sau khi Ngân hàng Nhà nước thực hiện điều chỉnh lần thứ 2 trong năm 2015 vào ngày 7/5 vừa qua, tỷ giá này sau đó đã tiếp tục tăng mạnh và có thời điểm đã lại áp sát tới mức trần cho phép. Qua khảo sát trên bảng công bố tỷ giá trực tuyến của các ngân hàng thương mại, tỷ giá VND/USD ngày cuối tuần đã giảm xuống quanh mức 21.800 đồng/USD. Cụ thể, tại thời điểm cuối buổi sáng 16/5, tỷ giá VND/USD niêm yết tại Vietcombank đứng ở mức 21.720 – 21.780 đồng/USD, thấp hơn mức giá trưa ngày 15/5 là 25 đồng/USD ở cả hai chiều mua vào – bán ra. Nhưng so với mức giá đóng cửa cuối tuần trước (9/5) thì tỷ giá VND/USD ở Vietcombank lại tăng hơn tới 70 đồng/USD ở cả hai chiều mua vào – bán ra. Còn tỷ giá VND/USD tại Vietinbank đóng cửa tuần này đứng ở mức 21.735 – 21.795 đồng/USD (mua vào – bán ra), giảm 30 đồng/USD ở chiều mua vào và giảm 25 đồng/USD ở chiều bán ra so với thời điểm trưa 15/5. Nhưng so với mức giá đóng cửa cuối tuần trước (9/5) thì tỷ giá VND/USD ở Vietinbank lại tăng hơn tới 85 đồng/USD ở cả hai chiều mua vào – bán ra. Tỷ giá VND/USD đóng cửa tuần ở BIDV đứng tại mức 21.730 – 21.790 đồng/USD, giảm 15 đồng/USD ở cả hai chiều mua vào – bán ra so với trưa ngày 15/5. Nhưng so với mức giá đóng cửa cuối tuần trước (9/5) thì tỷ giá VND/USD ở BIDV lại tăng hơn tới 80 đồng/USD ở cả hai chiều mua vào – bán ra. Ngân hàng Techcombank cùng thời điểm đóng cửa phiên 16/5 đứng ở mức 21.710 – 21.800 đồng/USD, không thay đổi so với thời điểm trưa ngày 15/5, nhưng lại tăng 90 đồng/USD so với mức đóng cửa cuối tuần trước (9/5). Còn tỷ giá VND/USD đóng cửa phiên giao dịch cuối tuần ở các ngân hàng thương mại khác cũng đang xoay quanh mức 21.800 đồng/USD ơ chiều bán ra. Trong đó, Eximbank đang niêm yết ở mức 21.730 – 21.790 đồng/USD; ACB niêm yết ở mức 21.710 – 21.790 đồng/USD; TPBank cũng điều chỉnh tăng lên mức 21.700 – 21.780 đồng/USD; VIB đứng ở mức 21.710 – 21.800 đồng/USD; HSBC niêm yết ở mức 21.720 – 21.820 đồng/USD… Ngay trong trung tuần vừa qua, có thời điểm tỷ giá VND/USD đã được tăng lên tới 21.850 đồng/USD, sau đó đã quay đầu giảm xuống mức hiện tại, sau khi Sở Giao dịch của Ngân hàng Nhà nước công bố mức giá mua vào – bán ra là 21.600 – 21.820 đồng/USD. Với mức giá đó, đồng nghĩa với việc Ngân hàng Nhà nước đã “phát đi tín hiệu” sẵn sàng mua USD cao và bán USD thấp hơn các ngân hàng để can thiệp bình ổn thị trường. Nhiều ý kiến cho rằng, tỷ giá VND/USD tăng vừa qua là do tâm lý, cũng như do nhu cầu tăng ở một vài đơn vị nhập khẩu. Tuy nhiên, theo số liệu công bố của Tổng cục Hải quan cho thấy, qua 4 tháng đầu năm nay, cả nước nhập siêu 2,1 tỷ USD, bằng 4,2% tổng kim ngạch xuất khẩu. Trong khi đó ở cùng kỳ 4 tháng đầu năm 2014, nước ta lại xuất siêu 2,1 tỷ USD. Nhập siêu tăng cao cũng đồng nghĩa với nhu cầu đồng USD cũng sẽ tăng lên, điều đó cũng là yếu tố quan trọng gây áp lực lên tỷ giá. Trong khi đó, tỷ giá VND/USD hiện nay ở các ngân hàng thương mại mặc dù đã “giảm nhiệt” hơn, nhưng cũng chỉ cách trần cho phép còn khoảng chỉ từ 60 đến 100 đồng/USD. Theo cam kết điều hành tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước, trong năm 2015 tỷ giá biến động không quá 2%, nhưng từ đầu năm đến nay qua 2 lần điều chỉnh, tỷ giá này đã tăng 2%. Như vậy “room” điều chỉnh tỷ giá từ nay đến cuối năm đã hết theo cam kết của Ngân hàng Nhà nước. Nhưng với xu hướng nhập siêu tăng lên, biên độ điều chỉnh tỷ giá đã hết, nếu tỷ giá VND/USD tiếp tục lại tăng lên trong thời gian tới sẽ là một bài toán khó khăn đối với công tác điều hành tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước. Theo đó, để giảm thiểu tâm lý lo ngại của người dân, đặc biệt là cần hạn chế tình trạng tỷ giá tăng do ý tố tâm lý, trong những ngày tới thiết nghĩ các cơ quan chức năng quản lý nhà nước cần đưa ra thông tin rõ ràng, truyền thông cho người dân và doanh nghiệp nắm rõ được việc tỷ giá VND/USD tăng vừa qua là do nhu cầu của thị trường hay chỉ là do tâm lý? Nếu là do nhu cầu thì nhà nước sẽ có giải pháp gì trong điều hành tỷ giá khi biên độ điều chỉnh theo cam kết đã hết? Còn nếu do tâm lý thì cũng cần có cách giải thích thuyết phục, để giảm áp lực tâm lý cho người dân, nhằm tránh tình trạng găm giữ đồng USD, hay hành vi đầu cơ tỷ giá trong thời gian tới./. Đỗ Minh |