您现在的位置是:Ngoại Hạng Anh >>正文

【bdkq cup phap】Quản lý phân bón theo nghị định mới: Khó khăn từ nhập khẩu cho đến buôn bán

Ngoại Hạng Anh54人已围观

简介Quy định mới về quản lý phân bón được nhiều DN đánh giá không tạo động lực cho DN cạnh tranh, phát t ...

quan ly phan bon theo nghi dinh moi kho khan tu nhap khau cho den buon ban

Quy định mới về quản lý phân bón được nhiều DN đánh giá không tạo động lực cho DN cạnh tranh,ảnlýphânbóntheonghịđịnhmớiKhókhăntừnhậpkhẩuchođếnbuônbábdkq cup phap phát triển. Ảnh: ST.

Quy định rườm rà

Tính đến thời điểm hiện tại, số lượng sản phẩm phân bón được phép lưu hành ở Việt Nam là 14.174 sản phẩm, cả phân bón vô cơ và hữu cơ. Trong đó, phân hữu cơ chiếm 53%. Cơ sở sản xuất có 706 nhà máy. Tuy nhiên, hiện nay các sản phẩm phân bón hợp quy vẫn đang được Bộ Công Thương tiếp tục gửi về Bộ NN&PTNT nên số lượng phân bón vẫn tiếp tục tăng.

Với số lượng phân bón và nhà máy sản xuất như trên, lượng phân bón vô cơ là 26,5 triệu tấn và phân hữu cơ khoảng 2,5 triệu tấn. Hàng năm, Việt Nam NK khoảng 4 triệu tấn phân bón. Như vậy, tổng sản lượng phân bón là khoảng 33 triệu tấn, gấp hơn 3 lần so với nhu cầu sản xuất nông nghiệp (hàng năm chỉ cần từ 10-11 triệu tấn).

Theo ông Hoàng Trung-Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTTN): Một trong những điểm mới của NĐ 108 so với trước nằm ở quy định quản lý chất lượng phân bón. Cụ thể, việc kiểm tra nhà nước đối với phân bón NK được giao trách nhiệm cho Bộ NN&PTNT quản lý thay vì cơ quan Hải quan trước đây. 100% lô phân bón NK phải chịu sự kiểm tra nhà nước, tuy nhiên cho phép đưa về kho bảo quản của DN. Cơ quan Hải quan sẽ hoàn tất các thủ tục theo quy định của pháp luật sau khi có kết quả kiểm tra nhà nước. DN được phép sử dụng kết quả kiểm tra nhà nước để làm hợp quy.

Phân bón NK phải chịu sự quản lý chất lượng là đương nhiên. Tuy nhiên, quản lý như thế nào mới là chuyện đáng bàn.

Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho hay: Điểm mới trong quản lý chất lượng phân bón NK nêu trong NĐ 108 lại chính là yếu tố khiến không ít DN phải “đau đầu”. Ông Lộc dẫn giải, tại Điều 30.1 nêu: Toàn bộ phân bón NK phải được kiểm tra nhà nước về chất lượng trừ khi NK để khảo nghiệm, chuyên dùng, quà tặng, hàng mẫu, triển lãm, nghiên cứu khoa học; Điều 27.3 nêu: Tổ chức, cá nhân NK phân bón ngoài giấy tờ, tài liệu theo quy định về NK hàng hóa còn phải nộp cho cơ quan Hải quan Thông báo kết quả kiểm tra nhà nước chất lượng phân bón NK đối với trường hợp quy định tại khoản 1, Điều 30, NĐ 108; Điều 31 còn đưa ra yêu cầu, việc kiểm tra phải kéo dài ít nhất 11 ngày, trong đó 1 ngày để kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và 10 ngày còn lại là từ khi lấy mẫu đến trả kết quả.

“Nhiều DN trong ngành phân bón cho rằng quy định như trên về kiểm tra chuyên ngành trong NK phân bón là quá phức tạp, rườm rà với diện kiểm tra quá nhiều và thời gian kiểm tra quá dài. Đáp ứng toàn bộ quy định khiến DN phải chuẩn bị hàng loạt giấy tờ, tài liệu, đợi chờ,… gây khó khăn”, ông Lộc nhấn mạnh.

Chỉ tiện cho nhà quản lý?

Để NK phân bón, DN phải đáp ứng nhiều kiều kiện, song theo NĐ 108, muốn tham gia sản xuất hay kinh doanh phân bón giờ cũng không dễ dàng. Về điều kiện sản xuất, hàng loạt trang thiết bị được quy định đi kèm khiến không phải đơn vị nào cũng đáp ứng được. Thậm chí, chỉ riêng quảng cáo và hội thảo với sản phẩm lưu thông toàn quốc, DN cũng phải xin phép 63 tỉnh, thành… Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất được quy định thì chỉ giới hạn 5 năm thay vì không thời hạn như trước đây. Một số DN bộc bạch, dù có ý tưởng khởi nghiệp trong ngành sản xuất phân bón nhưng với quy định nêu ra, chắc DN sẽ phải “vỡ mộng” ngay từ trong “trứng nước”.

Không chỉ bày tỏ sự bức xúc ở khâu quản lý chất lượng NK phân bón, xung quanh nội dung NĐ 108, theo ông Vũ Tiến Lộc, quy định về đại lý buôn bán phân bón cũng phải xem xét lại. “Điều 19, NĐ 108 quy định bán phân bón cũng phải có bằng cấp. Người bán phân bón phải có bằng trung cấp nông nghiệp hoặc có giấy chứng nhận bồi dưỡng chuyên môn về phân bón. Giấy này do Chi cục Bảo vệ thực vật cấp sau quá trình đào tạo 3 ngày. Quản lý như thế là quá mức”, ông Lộc nói.

Trong khi nhiều chuyên gia e ngại về tính khả thi việc yêu cầu người buôn bán phân bón cũng phải có chứng nhận, bằng cấp như trên thì ông Hoàng Trung lại lý giải: Yêu cầu không hề thiếu khả thi, hoàn toàn có thể thực hiện được vì Cục Bảo vệ thực vật có một hệ thống 63 chi cục và các trạm rất mạnh trong cả nước. Hệ thống này đang quản lý chặt chẽ từng cơ sở trong tổng số trên 30.000 đại lý, cửa hàng bán vật tư, thuốc bảo vệ thực vật trong toàn quốc. Trong khi thực tế thì hầu như các cơ sở này đều kinh doanh phân bón.

Trao đổi với phóng viên Báo Hải quan, TS. Nguyễn Đăng Nghĩa, chuyên gia lâu năm về phân bón cho rằng, nhìn nhận tổng quát, NĐ 108 dù mới ra đời, chứa đựng nhiều nội dung mới, song vấn đề mấu chốt là những tồn đọng trong quản lý phân bón được chuyển sang từ Bộ Công Thương lại chưa giải quyết được. “Khi Bộ Công Thương tham gia quản lý phân bón, hàng loạt nhà máy đã được cấp phép sản xuất phân bón, vô số loại phân bón được công nhận… Điều này khiến cho thị trường phân bón hỗn loạn, phân bón giả, kém chất lượng có cơ hội tung hoành. Tuy nhiên, NĐ 108 ra đời chỉ tập trung đưa ra các nội dung siết chặt quản lý phân bón, tiện cho nhà quản lý, song không đưa ra hướng giải quyết vấn đề trên như thế nào”, ông Nghĩa nói.

Một số chuyên gia đánh giá, bao quát toàn bộ NĐ 108, tinh thần chung toát ra là cơ quan quản lý có phần nhấn mạnh vào tiền kiểm thay hậu kiểm. Điều này chỉ thực sự có lợi cho nhà quản lý mà chưa cân nhắc vì mục tiêu phát triển ngành nông nghiệp nói chung, ngành phân bón nói riêng. Ngoài ra, đây là một trong những văn bản luật hiếm hoi của ngành nông nghiệp được ban hành có hiệu lực ngay khi chưa hề có văn bản hướng dẫn thực thi. Với vô số “hạt sạn” như hiện tại, rất có thể “tuổi thọ” của NĐ 108 cũng chẳng thể dài hơn NĐ 202 trước đó là bao và quản lý phân bón chưa biết đến bao giờ mới có lợi giải thỏa đáng.

Một số điểm mới trong NĐ 108

Thứ nhất, về phạm vi điều chỉnh: Nếu trước đây chỉ công bố hợp quy là đưa ra lưu thông thì nay được siết chặt hơn, phải qua các bước từ khâu kỹ thuật đến khâu lưu hành được công nhận. Việc đặt tên nhãn, mác, quảng cáo được bổ sung. Tiếp đó là thay đổi về phương thức quản lý. Trước đây là hai bộ quản lý thì nay thống nhất chỉ do Bộ NN&PTNT quản lý để tạo chủ động và tránh chồng chéo.

Thứ hai, về công tác khảo nghiệm: Trước đây, quy định cho phép DN và cá nhân tự khảo nghiệm. NĐ 108 quy định rất chặt chẽ như: Tất cả các sản phẩm trước khi lưu hành đều phải khảo nghiệm (trừ một loại cơ bản, phân hữu cơ và các công trình khoa học từ cấp sở trở lên được công nhận tiến bộ kỹ thuật thì không phải khảo nghiệm). Tất cả các loại phân bón được khảo nghiệm phải khảo nghiệm ở những tổ chức có đủ điều kiện.

Thứ ba, về điều kiện sản xuất: So với NĐ 202 thì NĐ 108 làm rõ hơn về lĩnh vực chuyên môn được phép sản xuất phân bón. Một số trang thiết bị được quy định trong các phụ lục đều gắn kèm các điều kiện cụ thể. Thời hạn của giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất được quy định chỉ 5 năm thay vì không có thời hạn như trước đây.

Thứ tư, về buôn bán phân bón: Theo NĐ 108, đại lý muốn buôn bán phân bón thì phải có giấy chứng nhận đủ điều kiện.

Thứ năm, về quản lý chất lượng phân bón: Việc kiểm tra nhà nước đối với phân bón NK được giao trách nhiệm cho Bộ NN&PTNT quản lý thay vì cơ quan Hải quan trước đây. 100% các lô phân bón NK phải chịu sự kiểm tra nhà nước, tuy nhiên cho phép đưa về kho bảo quản của DN. Cơ quan Hải quan sẽ hoàn tất các thủ tục theo quy định của pháp luật sau khi có kết quả kiểm tra nhà nước. DN được phép sử dụng kết quả kiểm tra nhà nước để làm hợp quy.

Thứ sáu, về nhãn mác, đặt tên sản phẩm được quy định rất rõ là ngoài quy định theo Nghị định 143 của Chính phủ về nhãn mác, phân bón là mặt hàng đặc thù nên phải thêm vài quy định chung như các nội dung trong quyết định được công bố lưu hành tại Việt Nam.

Một điểm mới vô cùng quan trọng trong NĐ 108 là phân cấp cho địa phương. Có khoảng 8 nội dung về quản lý Nhà nước thì đã phân cấp 6 nhiệm vụ cho địa phương.

Tags:

相关文章