当前位置:首页 > Cúp C1

【bảng xếp hạng bóng đá cúp c2】Tình hình Biển Đông ngày 23/10: Những bước đi mới trong giấc mộng bá quyền của Trung Quốc

Trung Quốc thả phao "đánh dấu" lãnh thổ ở Thái Bình Dương

TheìnhhìnhBiểnĐôngngàyNhữngbướcđimớitronggiấcmộngbáquyềncủaTrungQuốbảng xếp hạng bóng đá cúp c2o thông tin từ Tân Hoa xã (Trung Quốc), chính phủ nước này vừa cho lắp đặt 17 bộ phao chìm tại "các khu vực hàng hải quan trọng" ở tây Thái Bình Dương, một động thái có thể làm trầm trọng thêm căng thẳng do tranh chấp lãnh thổ trong khu vực. Giới phân tích nhận định, việc tàu nghiên cứu Trung Quốc mang tên Kexue thực hiện nhiệm vụ lắp đặt các phao nói trên đã "lần đầu tiên đánh dấu việc Trung Quốc lắp đặt hàng loạt phao chìm trên quy mô lớn như vậy".

Tình hình Biển Đông ngày 23/10: Ảnh chụp tàu Kexue Trung Quốc

Tình hình Biển Đông ngày 23/10: Ảnh chụp tàu Kexue Trung Quốc. Ảnh minh họa

Phát biểu trên các phương tiện truyền thông, Hu Dunxin, một học giả thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc cho rằng, hệ thống phao vừa lắp đặt sẽ cung cấp số liệu thống kê khoa học quan trọng về khí hậu và hải dương. Cũng theo lời học giả này, tàu Kexue dự kiến quay lại khu vực thả phao vào tháng tới để "tiến hành một dự án môi trường biển sâu".

Trung Quốc sẽ dùng tàu tiếp tế mới xâm phạm chủ quyền biển đảo Việt Nam?

Báo chí Trung Quốc gần đây lên tiếp đưa tin về 2 tàu hỗ trợ của Công ty TNHH quốc tế đóng tàu Quảng Châu, trong đó một chiếc hầu như là tàu phái sinh (phiên bản mới) của tàu vận tải tiếp tế lớp Đại Vận Type 904A. Theo những hình ảnh công khai trên mạng Internet Trung Quốc, so với các phiên bản trước đó, tàu phái sinh mới có sự khác biệt rõ rệt nhờ được trang bị đường băng và nhà chứa có thể sử dụng cho máy bay trực thăng.

Cụ thể, trong 2 tàu hỗ trợ có hình ảnh trưng lên trên internet của Trung Quốc, 1 tàu là tàu tiếp tế tổng hợp lớp Phúc Trì Type 903 chiếc thứ năm. 2 chiếc trước của tàu tiếp tế tổng hợp lớp Phúc Trì đã trang bị cho Hải quân Trung Quốc vào năm 2004, đến năm 2013 còn có 2 tàu Type 903A lớn 23.000 tấn biên chế. Những tàu tiếp tế này được ứng dụng rộng rãi hỗ trợ cho các tàu chiến Hải quân Trung Quốc thực hiện nhiệm vụ chống cướp biển, loại tàu hỗ trợ này thường thực hiện nhiệm vụ bố trí lực lượng đặc biệt trong thời gian 10 tháng liên tục.

Tình hình Biển Đông ngày 23/10: Tàu tiếp tế mới lớp 15.000 tấn của Trung Quốc

Tình hình Biển Đông ngày 23/10: Tàu tiếp tế mới lớp 15.000 tấn của Trung Quốc. Ảnh minh họa

Được biết, hình ảnh đầu tiên của tàu tiếp tế Type 904 chỉ là một hình chiếu đuôi tàu, dẫn đến suy đoán đây là tàu tiếp tế cỡ lớn lớp mới (trên 30.000 tấn), trong tương lai sẽ dùng cho các hành động hỗ trợ cụm chiến đấu tàu sân bay. Ngoài cần tiếp tế nhiên liệu hàng không, thiết bị đẩy của tàu sân bay động cơ thông thường cũng cần bổ sung nhiên liệu, đây là hạn chế của loại tàu sân bay này.

Tàu hỗ trợ của cụm chiến đấu tàu sân bay cần thiết có khả năng hỗ trợ cho tàu sân bay và tàu hộ tống của nó, tốc độ và khả năng chạy liên tục của nó cần tương đương với hành động của tàu sân bay. Vì vậy, dự kiến Trung Quốc sẽ chế tạo một loại tàu tiếp tế nhiên liệu mới cỡ lớn hơn, cho dù mãi đến khi Hải quân Trung Quốc triển khai tàu sân bay ở nước ngoài thì nhu cầu này mới xuất hiện.

Các chuyên gia quân sự đánh giá, tàu cải tiến mới hầu như được chế tạo để thực hiện nhiệm vụ tương tự ở khu vực nước nông xung quanh các đảo, đá ngầm ở Biển Đông. Điều này cũng phù hợp với tình hình mở rộng (bất hợp pháp) hạ tầng cơ sở quân sự của Hải quân Trung Quốc ở quần đảo Trường Sa hiện nay. Số lượng tàu hỗ trợ tăng nhiều cho thấy Trung Quốc đang ra sức xây dựng năng lực hỗ trợ hậu cần trên biển cho các hành động tầm xa.

Minh Thùy

 (tổng hợp từ Đời Sống Pháp Luật, Giáo Dục)

 

 

Tình hình Biển Đông ngày 18/10: Chuyên gia Nga dự đoán bước đi tiếp theo của Trung Quốc ở Biển Đông

分享到: