Tính theo giá trị,ếtàisảnởnhiềunướcchiếmđếkq hạng nhất quốc gia có nước thuế lên đến 16%
Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, thuế tài sản (thuế thu hàng năm, trong quá trình sử dụng tài sản) ở các nước thể hiện vai trò quan trọng trong tổng thu ngân sách của các quốc gia, chiếm tỷ lệ trung bình 3-4% so với tổng thu thuế ở các nước phát triển, một số nước tỷ lệ này lên đến 8% như Nhật Bản.
Ở các nước đang phát triển và chuyển đổi, tỷ lệ này thấp hơn. Xét trong giai đoạn 2005-2013, tỷ lệ thu thuế tài sản so với GDP ở các nước phát triển và một số nước đang phát triển ở khu vực Châu Á là khoảng 2%/GDP.
Mức thuế suất thuế tài sản một số nước như: Hàn Quốc: 0,2% đến 0,5% đối với đất (riêng đất xây dựng khu golf và đất xây dựng khu du lịch hạng sang là 4%); từ 0,1% đến 0,4% đối với nhà ở (riêng villa 0,4%); 0,4% đối với nhà cho sân golf và các dịch vụ xa xỉ; 0,5% đối với tòa nhà dùng để làm nhà máy ở khu dân cư (nhà máy mới xây dựng ở vùng có mật độ dân số lớn áp dụng mức 250%); 0,25% đối với các tòa nhà mục đích khác. Ngoài thuế tài sản, Hàn Quốc còn thu thuế bất động sản từ 0,5% đến 2% đối với đất có giá trị vượt ngưỡng quy định.
Đài Loan thu từ 0,2% đến 5% tùy từng loại đất, diện tích; từ 1,2% đến 2% đối với nhà chung cư; 3% đến 5% đối với nhà, công trình xây dựng cho mục đích thương mại.
Singapore từ 4% đến 16% theo giá trị nhà, đất vượt ngưỡng (trong đó nhà thương mại, nhà công nghiệp và đất là 10% và giá trị dưới ngưỡng không chịu thuế).
Philippines thu 2% ở Manila, 1% ở tỉnh khác đối với nhà ở, nhà kinh doanh, đất ở, đất xây dựng công trình. Nhật Bản: 1,4% đến 2,1% đối với nhà, đất. Phần Lan: 1,2% đến 2% (riêng đất thương mại, công nghiệp, nhà đất vượt quá mức 29.200USD áp dụng mức 2% +30% của 2%).
Indonesia thuế tài sản là 0,5% đối với nhà, đất có giá trị vượt 8.000.000Rp. Campuchia quy định mức thuế bất động sản 0,1% đối với đất, nhà ở, tòa nhà và công trình xây dựng trên đất có giá trị trên 100 triệu KhP ở một số thành phố. Brunei không đánh thuế đối với đất, chỉ đánh thuế đối với nhà (trong đó có nhà thương mại) với mức thuế suất 12% giá trị cho thuê.
Chính quyền địa phương được quyết định mức thuế
Ngoài việc quy định mức thuế suất thuế tài sản trong luật, một số nước còn giao cho chính quyền địa phương quy định mức thuế tài sản cụ thể để áp dụng tại địa phương cho phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương. Ví dụ như: Pháp, Nhật Bản, Thụy Sỹ, Canada, Trung Quốc; Đài Loan, Phần Lan...
Đối với nhà, đất không sử dụng, các nước quy định mức thuế suất cao hơn hoặc áp dụng mức thuế suất bổ sung đối với trường hợp đất không sử dụng, như: Singapore áp dụng mức thuế suất từ 10% đến 20% đối với nhà, đất không sử dụng. Anh đánh thuế tăng thêm 50% mức thuế suất cơ bản nếu để trống từ 2 năm trở lên. Canada thu thêm 1% trên giá trị tài sản nếu nhà, đất không sử dụng trên 6 tháng. Australia áp dụng mức thuế suất bổ sung 1%; Lào áp dụng mức thuế suất bổ sung 2%...
Với những loại nhà, đất không sử dụng như trên, ông Phạm Đình Thi, Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế, Bộ Tài chính cho biết, với mức đánh thuế như tại Singapore là rất cao, nếu không sử dụng, trong một vài năm chủ sở hữu có thể sẽ mất căn nhà.
Tại Việt Nam qua đánh giá cho thấy, thuế thu trong quá trình sử dụng tài sản (thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, thuế sử dụng đất nông nghiệp) chỉ chiếm khoảng 0,036% GDP và mới chỉ điều tiết đối với đất.
Từ năm 2000, tại Việt Nam, Luật Thuế tài sản đã được tính đến, nhưng vì nhiều lý do chưa thực hiện. Theo nhiều chuyên gia kinh tế, đến thời điểm hiện nay cần thiết phải có Luật Thuế tài sản, để có nguồn lực đầu tư cho cơ sở hạ tầng, đất đai, thay vì các nguồn vốn vay khác. Luật Thuế tài sản cũng góp phần điều tiết một phần thu nhập của tổ chức, cá nhân có nhiều tài sản nhà, đất; góp phần đảm bảo công bằng xã hội./.
Minh Anh