您现在的位置是:Nhận Định Bóng Đá >>正文

【villarreal – espanyol】Thừa Thiên Huế: Phấn đấu đạt 40.000 tỷ đồng giá trị sản xuất công nghiệp

Nhận Định Bóng Đá96786人已围观

简介Năm 2020, ngành Công Thương Thừa Thiên Huế đáp ứng đầy đủ hàng hóa, nhu yếu phẩm cần thiết phục vụ n ...

Thừa Thiên Huế: Phấn đấu đạt 41.000 tỷ đồng tổng mức bán lẻ và dịch vụ năm 2021
Năm 2020, ngành Công Thương Thừa Thiên Huế đáp ứng đầy đủ hàng hóa, nhu yếu phẩm cần thiết phục vụ người dân

Năm 2020, mặc dù ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19 và các đợt bão lũ liên tiếp, song một số chỉ tiêu của ngành công thương Thừa Thiên Huế vẫn đạt và vượt so với kế hoach đề ra. Trong đó, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 3,25% so với cùng kỳ; giá trị sản xuất công nghiệp đạt 36.200 tỷ đồng, tăng 5,2%; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt 42.676 tỷ đồng và kim ngạch xuất khẩu đạt 853 triệu USD, giảm 10% so với năm 2019. Năm 2020 trên địa bàn tỉnh có 11 dự án đầu tư sản xuất công nghiệp đưa vào hoạt động với tổng vốn đầu tư khoảng 1.500 tỷ đồng, trong đó có 4 dự án lĩnh vực may mặc, 1 dự án sản xuất sợi, 2 dự án sản xuất men frit, 1 trạm nghiền clinker...

Theo Sở Công Thương Thừa Thiên Huế, kế hoạch năm 2021, ngành công thương đặt ra mục tiêu cho giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá so sánh năm 2010) khoảng 40.000 tỷ đồng, tăng 8% so với cùng kỳ. Trong đó, kế hoạch sản xuất một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu như xi măng 2.500 tấn, bia 250 triệu lít, sợi các loại 100.000 tấn, men frit 285.000 tấn; tổng sản lượng điện thương phẩm dự kiến 1.840 triệu kWh, điện sản xuất dự kiến 1.253kWh. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ phấn đấu đạt 41.000 tỷ đồng, tăng 10% so với năm 2020; kim ngạch xuất khẩu đạt 920 triệu USD, tăng 15%; kim ngạch nhập khẩu đạt 575 triệu USD, tăng 15%...

Ông Nguyễn Thanh – Giám đốc Sở Công Thương Thừa Thiên Huế cho biết, để thực hiện các chỉ tiêu trên, ngành tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính gắn liền với xây dựng chính quyền điện tử. Xây dựng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức chuyên nghiệp, hiệu quả trong thực thi công vụ, chuyển mạnh từ tư duy "xin-cho" sang "phục vụ" ... Triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp và các cơ chế chính sách hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp do ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19, sớm phục hồi, ổn định và đầu tư mở rộng, phát triển sản xuất... Chủ động và linh hoạt có các biện pháp điều tiết cung cầu và bình ổn thị trường nhằm đảm bảo sản xuất đáp ứng nhu cầu xã hội, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng hóa, sốt giá, góp phần kiềm chế lạm phát. Tăng cường xúc tiến, kêu gọi đầu tư các dự án vào các khu, cụm công nghiệp, trong đó tập trung ưu tiên xúc tiến, kêu gọi đầu tư hình thành và phát triển các ngành công nghiệp có thế mạnh và lợi thế cạnh tranh của tỉnh như công nghiệp hỗ trợ dệt may, công nghiệp năng lượng, công nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô; công nghiệp chế biến sâu.

“Trong đó, một số nhiệm vụ cụ thể trong năm 2021 là triển khai đề án “Khảo sát, đánh giá thực trạng cụm công nghiệp và định hướng phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2030”; kế hoạch dự trữ hàng hóa phòng chống lụt bão và công tác bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh năm 2021", ông Thanh cho biết thêm.

Thừa Thiên Huế: Phấn đấu đạt 40.000 tỷ đồng giá trị sản xuất công nghiệp
Khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong hoạt động ngành công thương năm 2020

Phát biểu tại hội nghị, ông Nguyễn Văn Phương - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đánh giá cao những kết quả đạt được của Sở Công Thương trong thời gian vừa qua, nhất là ngành đã đảm bảo bình ổn thị trường trong thời gian diễn ra dịch bệnh Covid-19. Để thực hiện đạt, hoàn thành tốt các mục tiêu đề ra trong năm 2021, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị Sở Công Thương tiếp tục triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp và các cơ chế chính sách hỗ trợ tháo gỡ khó khăn của doanh nghiệp do ảnh hưởng dịch Covid-19. Nâng cao chất lượng các hoạt động xúc tiến thương mại, hỗ trợ tích cực cho các doanh nghiệp của tỉnh tìm kiếm đối tác, thúc đẩy cơ hội trao đổi, mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ. Trong đó chú trọng hỗ trợ các sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, sản phẩm đặc sản, chủ lực của tỉnh. Đồng thời, tập trung chuyển đổi mô hình quản lý chợ trên địa bàn. Ưu tiên nguồn lực để nâng cấp các chợ đã xuống cấp; hình thành mạng lưới bán hàng theo chuỗi của từng khu vực. Bên cạnh đó, tiếp tục đẩy mạnh quá trình thực hiện chuyển đổi số trong ngành Công Thương nhằm tạo sự bứt phá và động lực mới cho tăng trưởng ở giai đoạn tiếp theo.

Nhân dịp này, Sở Công Thương đã tiến hành khen thưởng cho các tập thể, cá nhân đã có thành tích xuất sắc trong công tác năm 2020.

Tags:

相关文章