Không gian trưng bày búp bê
Triển lãm do Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam phối hợp với Bảo tàng Mỹ thuật Huế tổ chức vừa mở cửa đón người xem chiều 19/4 tại không gian Trung tâm nghệ thuật Điềm Phùng Thị (17 Lê Lợi,úpbêNhậtBảnkểchuyệnvănhoátrênđấtHuếbxh bd chau au TP. Huế). Đến dự có Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ Phan Ngọc Thọ cùng đông đảo quan khách, người yêu văn hoá.
Với 67 búp bê, triển lãm trưng bày và chia thành 4 phần: “Búp bê dùng để cầu nguyện cho trẻ em khôn lớn, “Búp bê với vai trò tác phẩm nghệ thuật”, “Búp bê với vai trò nghệ thuật dân gian,” và “Truyền bá văn hóa búp bê”.
Búp bê truyền thống từ lâu đã trở thành một phần quan trọng của văn hoá Nhật Bản và không thể thiếu trong đời sống người dân xứ sở Phù Tang từ thời cổ đại. Với người Nhật, búp bê không đơn thuần chỉ để trang trí mà là người bạn tâm tình, đại diện cho cảm xúc của chủ nhân. Vì thế, đa phần búp bê truyền thống Nhật Bản mang rất nhiều sắc thái và cử chỉ, thể hiện sự tài tình, khéo léo tinh tế trong việc chế tác, được vun đắp bởi tình yêu sâu sắc, có thể nói là nét đặc trưng của văn hoá Nhật Bản.
Triển lãm mở cửa đến hết ngày 4/5.
Cùng ngắm những con búp bê tuyệt đẹp tại triển lãm được Thừa Thiên Huế Onlineghi lại:
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ Phan Ngọc Thọ tham quan không gian triển lãm
Một loại búp bê cỡ lớn được trưng bày ở triển lãm, đây là búp bê chuyên được sử dụng ở nhà hát múa rối Nhật Bản
Một búp bê đại diện cho thanh niên, sống ở trên núi vào khoảng năm 794-1185
Góc trưng bày các búp bê được chế tác bằng gỗ
Thông qua mỗi con búp bê, người xem sẽ hiểu thêm về văn hoá Nhật Bản
Được chế tác điêu luyện, các loại búp bê đưa mang đến cho người xem nhiều cảm xúc khác nhau
Đa phần búp bê truyền thống Nhật Bản mang rất nhiều sắc thái và cử chỉ, thể hiện sự tài tình, khéo léo tinh tế
N. Minh (Thực hiện)