Giếng dầu ở Bàn Cẩm,ầuthếgiớbình dương vs hagl tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc ngày 1-1-2024. Ảnh: THX/TTXVN
Giá dầu thế giới đã giảm khoảng 3 USD/thùng trong phiên giao dịch ngày 3-6 xuống mức thấp nhất của gần bốn tháng.
Nhà đầu tư lo ngại rằng quyết định về sản lượng của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh, hay còn gọi là (OPEC+), có thể khiến nguồn cung nhiều hơn vào cuối năm trong khi nhu cầu tăng chậm lại.
Khép phiên này, giá dầu Brent giảm 2,75 USD (3,4%) xuống 78,36 USD/thùng, mức đóng phiên dưới 80 USD/thùng lần đầu tiên kể từ ngày 7-2-2024, trong khi giá dầu thô ngọt nhẹ của Mỹ (WTI) giảm 2,77 USD (3,6%) xuống 74,22 USD/thùng, mức thấp nhất trong gần 4 tháng qua.
Ngày 2/6, OPEC+ đã nhất trí gia hạn phần lớn thỏa thuận cắt giảm sản lượng đến năm 2025, song nhóm này cũng để ngỏ khả năng cho việc nới lỏng dần các thỏa thuận cắt giảm tự nguyện của 8 thành viên từ tháng 10 trở đi.
Các nhà phân tích của Goldman Sachs cho rằng quyết định này có thể tác động tiêu cực đến giá dầu vì có khả năng một số thành viên OPEC+ sẽ tăng cường sản xuất trở lại.
Các nhà phân tích khác cũng cho rằng quyết định của OPEC+ sẽ khiến giá dầu giảm trong bối cảnh lãi suất cao và sản lượng dầu từ các nhà sản xuất không thuộc OPEC như Mỹ tăng.
Bên cạnh đó, những dấu hiệu về nhu cầu dầu suy yếu cũng ảnh hưởng đến giá. Dữ liệu về sức tiêu thụ nhiên liệu của Mỹ, đặc biệt là lượng xăng tiêu thụ trong dịp cuối tuần kỳ nghỉ lễ Tưởng niệm, thời điểm bắt đầu mùa du lịch Hè ở Mỹ, sẽ là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến giá dầu trong thời gian tới.
Tuy nhiên, việc Chính phủ Mỹ mua thêm 3 triệu thùng dầu để bổ sung vào Kho dự trữ dầu chiến lược (SPR) có thể là nhân tố hỗ trợ giá dầu phần nào.