Ông Vũ Nhữ Thăng,ệplàmgìđểđápứngyêucầuvềxuấtxứmannhan.tv trực tiếp bóng đá Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Tài chính trả lời phỏng vấn về Biểu thuế thực hiện CPTTP | |
Doanh nghiệp cần chủ động hơn trong tận dụng CPTPP | |
Vì sao xuất khẩu sang Australia giảm sau khi CPTPP có hiệu lực? |
Các quy định về quy tắc xuất xứ hàng hoá đối với thị trường CPTPP đã được Bộ Công Thương nội luật hoá trong Thông tư số 03/2019/TT-BCT ngày 22/1/2019 với 5 chương 9 phụ lục. Ảnh: N.Huế. |
Cơ hội lớn
Hầu hết các chuyên gia kinh tế đều cho rằng, CPTPP với những cam kết cắt giảm thuế, mở cửa cho dịch vụ, đầu tư, phân phối, đem lại cơ hội cho DN Việt mở rộng thị trường với các nước tham gia CPTPP là rất lớn.
Hiệp định quy định rõ, các quốc gia cam kết xóa bỏ từ 78% - 95% số dòng thuế cho hàng Việt vào thị trường của họ ngay khi hiệp định có hiệu lực. Cuối lộ trình thuế suất xóa bỏ là 97%- 100%. Ngay cả những nước mà Việt Nam chưa có hiệp định thương mại song phương như Canada, Mexico, Peru cũng xóa bỏ khá lớn thuế suất NK hàng hóa. Các chuyên gia khẳng định, cơ hội phát triển thị trường sẽ mở ra. Phần còn lại, DN muốn có được ưu đãi đó thì sản xuất hàng hóa phải đáp ứng được các yêu cầu của CPTPP, quan trọng nhất là quy định về xuất xứ hàng hóa. Trong đó, có xuất xứ thuần túy (sản xuất và nguyên liệu ở nước XK), xuất xứ nội khối, xuất xứ một phần.
Nhận định rõ cơ hội từ CPTPP dành cho DN, song theo bà Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, doanh nghiệp tận dụng cơ hội từ giảm thuế suất NK chưa được nhiều vì quy tắc xuất xứ hàng hóa không phải là chuyện ngày một ngày hai tìm kiếm nguồn cung mà cần cả một chặng đường cụ thể. Cần phải có sự thay đổi trong tìm kiếm nguồn cung, quy trình sản xuất để đạt được các quy tắc xuất xứ. Cho nên nếu DN chưa quan tâm tìm hiểu, chưa có hành động cụ thể để thay đổi cách thức thì rất khó để tận dụng. Khắc phục nhược điểm này đòi hỏi phải phát triển tốt ngành công nghiệp phụ trợ. CPTPP cũng sẽ tạo điều kiện thúc đẩy ngành phụ trợ Việt Nam phát triển nhanh hơn. Về nguyên nhân khách quan, có nhiều sản phẩm “Made in Vietnam” sử dụng nguyên liệu từ các nước với giá trị nguyên liệu quá lớn sẽ không đáp ứng được mặt thuế quan. Chưa kể hàng có thế mạnh thì thuế suất giảm không nhiều và ngược lại.
Nhiều điểm cần lưu ý
Theo bà Trịnh Minh Hiền, Cục XNK (Bộ Công Thương), CPTPP mang lại cơ hội được giảm thuế rất lớn từ 11 nước NK trong đó nằm trong khối có 3 thị trường Việt Nam chưa có Hiệp định thương mại song phương là Canada, Mexico và Peru. Tuy nhiên, để được hưởng thuế ưu đãi các DN phải vào các nước đáp ứng được yêu cầu về xuất xứ, cụ thể là phải có C/O CPTPP.
Đơn cử như với mặt hàng giày dép NK vào Canada nếu không có CPTPP thì sẽ chịu mức thuế NK 18%, còn nếu có C/O CPTPP thì sẽ được xem xét để hưởng mức thuế thuế 0%. Tương tự, sản phẩm dệt may có C/O CPTPP cũng sẽ được giảm thuế từ 16-17% xuống 0%. Đây là một khoảng cách rất lớn mà DN phải tận dụng.
Cũng theo bà Trịnh Minh Hiền, các quy định về quy tắc xuất xứ hàng hoá đối với thị trường CPTPP đã được Bộ Công Thương nội luật hoá trong Thông tư số 03/2019/TT-BCT ngày 22/1/2019 với 5 chương 9 phụ lục. Trong đó, DN cần chú ý tại phụ lục 4, 5, 6 về kê khai mẫu C/O CPTPP, trong phần kê khai có danh mục yêu cầu phần thông tin tối thiểu của các nhà XK phải có email và số điện thoại. Đây là điểm khác biệt rất lớn của CPTPP so với các FTA trước đây. Các FTA trước chỉ yêu cầu ghi tên và địa chỉ, không cần email, điện thoại. Khi cơ quan của nước NK có nghi ngờ về xuất xứ thì sẽ liên hệ với Cục XNK để xác minh. Với CPTPP, quy trình xác minh xuất xứ là Hải quan của nước NK sẽ trực tiếp liên hệ với DN. Vậy nên trong trường hợp không liên lạc được qua email và số điện thoại thì DN có thể bị nghi ngờ là có gian lận về C/O.
Các DN cần lưu ý vấn đề này khi làm C/O vì C/O không chỉ chứng minh nguồn gốc xuất xứ của hàng hoá sang nước NK mà còn giúp các DN giữ được phần tiền thuế ưu đãi đã được hưởng. Nếu không đủ cơ sở xác minh DN sẽ phải trả lại tiền thuế đã được hưởng ưu đãi.
Bộ Công Thương cũng khuyến khích các DN thực hiện thủ tục xin C/O qua internet để phục vụ quá trình xác minh xuất xứ có thể phát sinh sau này. Việc xin thủ tục C/O điện tử sẽ giúp DN lưu toàn bộ chứng từ trên hệ thống điện tử, thuận lợi cho các cơ quan liên quan hỗ trợ, bảo vệ DN nếu có xảy ra các vấn đề liên quan đến xuất xứ hàng hoá.
Một số điểm cần lưu ý khác liên quan đến C/O CPTPP, theo bà Trịnh Minh Hiền, các DN có thể đề nghị cơ quan cấp C/O hồi tố hoặc cấp sau đối với các lô hàng XK trong thời gian từ ngày 31/12/2018 (ngày CPTPP chính thức có hiệu lực) đến ngày 8/3/2019 (ngày Thông tư 03/2019/TT-BCT có hiệu lực) để được các nước NK xem xét cho hưởng ưu đãi theo luật định. Đối với các C/O bị lỗi DN cần thông báo lại với tổ chức cấp để các cơ quan này thông báo cho các nước NK để thay thế lại C/O khác.
Đối với lộ trình giảm thuế, đại diện Bộ Công Thương khuyến cáo các DN cân nhắc mức thuế được giảm của CPTPP so với các FTA khác mà Việt Nam đã có với một số nước trong khối. Ví dụ như khi XK sang Nhật Bản, các DN đang được hưởng ưu đãi giảm thuế của FTA ASEAN Nhật Bản với thuế giảm khá cao nhưng ở CPTPP mức giảm thuế còn thấp do lộ trình giảm thuế của CPTPP còn đang ở đầu dốc. Tuy nhiên, đối với một số mặt hàng được giảm thuế ngay về 0% thì các DN có thể sử dụng ngay C/O CPTPP.
Mức nào được miễn nộp C/O?
Về ngưỡng miễn nộp C/O, hầu hết FTA trước đây Việt Nam từng tham gia đều có mức miễn nộp là 200 USD, trong CPTPP mức này là 1.000 USD. Như vậy, các lô hàng có giá trị dưới 1.000 USD không cần phải xin cấp C/O cũng sẽ được giảm thuế. Quy định này tạo thuận lợi cho các lô hàng mẫu, hoặc hàng đem đi triển lãm của DN. Tuy nhiên, nếu các DN tận dụng quy định này để chia nhỏ các lô hàng tránh giấy chứng xuất xứ cũng sẽ không bị cấm nhưng các DN sẽ có nguy cơ bị đưa vào luồng quản lý rủi ro để theo dõi tại các nước NK.
Các chứng từ chứng minh xuất xứ hàng hoá phải là các bảng kê trong phụ lục của Thông tư 05, trong đó có các chứng từ, hoá đơn mua nguyên phụ liệu đầu vào để phục vụ cho việc kiểm tra xuất xứ. Do vậy, các nhà XK khi mua nguyên liệu tại các công ty trong nước, lưu ý trong hợp đồng cần phải có nội dung ràng buộc trách nhiệm phối hợp của nhà cung cấp trong quá trình xác minh xuất xứ của các nước NK, tránh trường hợp khi bị kiểm tra xuất xứ các công ty đầu vào từ chối không cho các đoàn kiểm tra xuất xứ và hàng hoá của DN XK sẽ bị truy hoàn lại phần thuế ưu đãi đã được hưởng ưu đãi ở nước ngoài.
Một điểm cần lưu ý khác là đối với một số mặt hàng nhạy cảm như một số mặt hàng nông sản và một số mặt hàng công nghiệp chế biến nằm trong danh mục đen của Hoa Kỳ và Trung Quốc vì có nguy cơ đi vòng từ Mỹ qua các nước trung gian để sang Trung Quốc và ngược lại để lẩn tránh thuế do tác động của chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, khi làm ăn với các đối tác nước ngoài các DN phải đảm bảo hàng hoá trong danh mục đó phải chứng minh được xuất xứ hàng hoá nhằm hạn chế tình trạng gian lận có thể xảy ra đối với các mặt hàng này.
Khác biệt rất lớn của CPTPP so với các FTA trước là ngoài yêu cầu ghi tên và địa chỉ, còn phải ghi cả email và số điện thoại trong C/O. Trước đây khi cơ quan của nước NK có nghi ngờ về xuất xứ thì sẽ liên hệ với Cục Xuất nhập khẩu Bộ Công Thương để xác minh. Với CPTPP, quy trình xác minh xuất xứ là Hải quan của nước NK sẽ trực tiếp liên hệ với DN. Vậy nên trong trường hợp không liên lạc được qua email và số điện thoại thì DN có thể bị nghi ngờ là có gian lận về C/O. |