Tại hội nghị,ệpquantâmvấnđềđóngBHXHchongườilaođộngnướcngoàbóng đá số wap trả lời vướng mắc của Công ty Liên doanh TNHH NIPPON EXPRESS Việt Nam, Công ty CP APPLIANCZ Việt Nam và một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài khác về quy định đóng BHXH cho người lao động nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam, ông Nguyễn Quốc Thanh, Trưởng phòng Thu, BHXH TPHCM cho biết, theo quy định của Nghị định 143, đối với trường hợp người nước ngoài làm việc tại Việt Nam không thuộc di chuyển nội bộ theo quy định trên thì người sử dụng lao động hàng tháng đóng BHXH của người lao động 3% vào quỹ ốm đau và thai sản; 0,5% vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ ngày 1/12/2018.
Kể từ ngày 1/1/2022, ngoài việc đóng vào quỹ ốm đau thai sản; quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì hàng tháng người sử dụng lao động đóng 14%; người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam đóng bằng 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất.
Bên cạnh đó, theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế (BHYT), người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên thuộc đối tượng tham gia BHYT, không phân biệt lao động Việt Nam hay nước ngoài. Tỉ lệ đóng BHYT là 4,5%, trong đó người sử dụng lao động đóng 3% và người lao động đóng 1,5%. Như vậy, lao động người nước ngoài phải tham gia BHXH bắt buộc (đóng đủ vào các quỹ ốm đau, thai sản, tử tuất, hưu trí, tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp) và BHYT bắt buộc.
Ông Thanh cho biết, BHXH TPHCM cũng vừa ban hành công văn hướng dẫn tạm thời tham gia BHXH bắt buộc đối với người lao động là công dân nước ngoài. Theo đó, từ ngày 1/12/2018, cơ quan BHXH sẽ chuyển tất cả người nước ngoài đang tham gia BHYT tại mã BW sang mã IC để tham gia BHXH, BHYT. Đơn vị lập hồ sơ giao dịch điện tử phiếu giao nhận hồ sơ 600 để giảm mã IC và phiếu giao nhận hồ sơ 603 để tăng lại vào mã BW đối với người lao động…
Đặc biệt, tại hội nghị, vấn đề miễn đóng BHXH cho người lao động nước ngoài cũng được nhiều doanh nghiệp quan tâm đặt câu hỏi. Giải đáp thắc mắc cho doanh nghiệp, đại diện BHXH TPHCM cho biết, căn cứ Điểm a Khoản 2 Điều 2 Nghị định 143 và khoản 1 điều 3 Nghị định 11/NĐ-CP ngày 3/2/2016 của Chính phủ quy định người lao động nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia và lao động kỹ thuật của một doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại trên lãnh thổ Việt Nam, di chuyển tạm thời trong nội bộ doanh nghiệp sang hiện diện thương mại trên lãnh thổ Việt Nam và đã được tuyển dụng trước đó ít nhất 12 tháng thì không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.
Đồng thời, căn cứ Điểm b Khoản 2 Điều 2 của Nghị định này, người lao động đã đủ tuổi hưu theo quy định tại khoản 1 Điều 187 của Bộ luật Lao động cũng không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.
Tuy nhiên, cơ quan BHXH TPHCM cũng lưu ý các doanh nghiệp, quy định trường hợp người lao động nước ngoài di chuyển nội bộ doanh nghiệp không thuộc đối tượng tham gia BHXH chỉ được áp dụng cho các doanh nghiệp có giấy miễn giấy phép lao động thuộc phạm vi 11 ngành dịch vụ trong Biểu cam kết cụ thể về dịch vụ của Việt Nam với Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) được quy định tại Thông tư 35/TT-BCT ngày 28/12/2016 của Bộ Công Thương.
Ngoài ra, tại hội nghị, đại diện BHXH, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội TPHCM cũng đã giải đáp nhiều vướng mắc liên quan đến thủ tục xin cấp giấy phép lao động đối với người lao động là công dân nước ngoài; thủ tục giao kết lao động cho đối tượng lao động người nước ngoài nhưng đang là đại diện pháp luật của doanh nghiệp theo giấy phép chứng nhận đầu tư…