发布时间:2025-01-26 07:33:23 来源:88Point 作者:Ngoại Hạng Anh
Ngành Tài chính tiếp tục cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp | |
Kiến trúc Chính phủ điện tử: Hướng tới tài chính số ngành Tài chính | |
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân chúc Tết,ànhTàichínhnămdẫnđầuxuhướngứngdụngcôngnghệvàohoạtđộcách tính đề miền bắc kiểm tra công tác tại Tổng cục Hải quan | |
Cải cách thể chế ngành Tài chính: Thước đo của quyết tâm | |
Chính phủ điện tử ngành Tài chính đi theo lộ trình nào? |
Kho bạc Nhà nước là một trong các đơn vị trong ngành Tài chính chú trọng đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong công tác quản lý ngân sách . Ảnh: S.T. |
Ứng dụng sâu rộng toàn diện
Xuất phát từ nhu cầu sớm đưa ứng dụng CNTT vào công tác nghiệp vụ của ngành Tài chính, ngày 22/10/1989, Bộ Tài chính ra quyết định thành lập Tổ nghiên cứu Đề án tổ chức hệ thống tin học ngành Tài chính. Đây cũng là dấu mốc cho sự hình thành hệ thống tin học và thống kê tài chính ngày nay. Ngày 9/5/1990, Chủ tịch hội đồng Bộ trưởng đã ký Công văn số 1377/PPLT cho phép Bộ Tài chính trang bị hệ thống tin học cho công tác quản lý tài chính của Ngành, thực hiện trong 3 năm. Sau đó, ngày 21/12/1990, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ký Quyết định số 641/TC/TCCB thành lập Ban Quản lý các công trình ứng dụng tin học vào công tác quản lý tài chính.
Suốt 30 năm, đến nay, CNTT đã được ứng dụng sâu, rộng vào hầu hết các hoạt động nghiệp vụ tài chính. CNTT trở thành huyết mạch trong các hoạt động nghiệp vụ chủ chốt, như: Quản lý điều hành ngân sách nhà nước; thanh toán điện tử và quản lý trái phiếu Chính phủ; quản lý trong lĩnh vực thuế, hải quan; triển khai thuế điện tử, hải quan điện tử, cơ chế một cửa quốc gia, một cửa ASEAN; quản lý nợ công; quản lý giá; quản lý tài sản công; quản lý, giám sát thị trường tài chính; quản lý dự trữ nhà nước; cùng các nhiệm vụ quản lý nội ngành.
Việc triển khai ứng dụng CNTT của ngành Tài chính nói chung, của Bộ Tài chính nói riêng đã gặt hái nhiều thành quả, được các tổ chức trong nước và quốc tế ghi nhận và tôn vinh. Ở trong nước, tại Báo cáo chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin – truyền thông Việt Nam (Việt Nam ICT Index), năm 2018 Bộ Tài chính tiếp tục đứng ở vị trí số 1 với chỉ số ICT index 0,9263. Đây là năm thứ 6 liên tiếp Bộ Tài chính giữ vững ngôi vị số 1 trong khối các bộ, ngành. Để có được kết quả này, thời gian qua, Bộ Tài chính đã và đang triển khai nhiều ứng dụng trên các nền tảng công nghệ mới của cuộc CMCN 4.0 như: Áp dụng công nghệ ảo hóa máy chủ; triển khai công nghệ phân tích dữ liệu lớn; bước đầu ứng dụng công nghệ mạng xã hội, công nghệ di động trong việc cung cấp các dịch vụ công trực tuyến. Bộ Tài chính hiện cung cấp 167 dịch vụ công trực truyến cấp độ 3 và 274 dịch vụ cấp độ 4. Hệ thống khai thuế điện tử được triển khai toàn diện, 99,96% doanh nghiệp toàn quốc đã sử dụng khai thuế điện tử. Hệ thống hải quan điện tử, thông quan tự động VNACCS/VCIS được triển khai tại 100% chi cục với 99,65% doanh nghiệp tham gia. Bộ Tài chính đã tham gia hệ thống 1 cửa điện tử ASEAN với 4 quốc gia là Singapore, Malaysia, Indonesia, Thái Lan.
Vào ngày 8/11/2018, tại Tokyo, Nhật Bản, Tổ chức Công nghiệp Điện toán châu Á - châu Đại Dương (ASOCIO) đã công bố và trao Giải thưởng ASOCIO 2018 cho 31 cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp xuất sắc từ các quốc gia và nền kinh tế thành viên. Bộ Tài chính là cơ quan đầu tiên của Chính phủ Việt Nam đón nhận giải thưởng quốc tế “Tổ chức ứng dụng CNTT xuất sắc khu vực châu Á, châu Đại Dương”. Giải thưởng này là minh chứng cho sự nỗ lực không ngừng nghỉ của Bộ Tài chính, đồng thời là động lực để Bộ Tài chính tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong thời gian tới.
Xây dựng hệ thống chiến lược đồng bộ
Để toàn Ngành không "ngủ quên" trên thành quả, năm 2018, Ban cán sự Đảng Bộ Tài chính ban hành Nghị quyết số 02/NQ-BCSĐ về triển khai ứng dụng CMCN 4.0 trong lĩnh vực tài chính ngân sách. Đây là kim chỉ nam cho ứng dụng CNTT thời giai tới, nhất là từ năm 2018 đến năm 2025. Ngày 30/3, Bộ Tài chính cũng đã ban hành Quyết định 446/QĐ-BTC về kế hoạch hành động của Bộ Tài chính thực hiện Nghị quyết số 02. Với những văn bản này, ngành Tài chính đã bước đầu tiếp cận với giai đoạn phát triển đầu tiên của Chính phủ số, đó là giai đoạn xây dựng Chính phủ điện tử và Tài chính điện tử.
Động thái đầu tiên của chủ trương nói trên đã "ra được" sản phẩm ngay đầu năm 2019 đó là bộ Kiến trúc Chính phủ điện tử (CPĐT) ngành Tài chính với vai trò định hình các nền tảng cơ bản phục vụ xây dựng Chính phủ điện tử hướng tới Tài chính số của ngành Tài chính. Bộ Tài chính đặt ra lộ trình Kiến trúc CPĐT ngành Tài chính gồm 3 giai đoạn. Trong đó, giai đoạn từ nay tới năm 2020 sẽ tiếp tục hoàn thiện xây dựng CPĐT ngành Tài chính hướng tới Chính phủ phục vụ, lấy người dùng làm trung tâm và nâng cao hiệu quả hoạt động toàn ngành thông qua CPĐT và các công cụ số hóa. Giai đoạn 2021 tới 2025 sẽ tiếp tục hoàn thiện các hệ thống thông tin phục vụ xây dựng văn phòng không giấy tờ; xây dựng nền tảng Tài chính số dựa trên dữ liệu và dữ liệu mở; thiết lập hệ sinh thái ngành Tài chính số trong đó Chính phủ đóng vai trò kiến tạo và kết nối với các bên thông qua việc mở, chia sẻ dữ liệu và các nền tảng số hóa để cho phép nhiều bên tạo ra các dịch vụ tài chính thông minh. Giai đoạn 2026 - 2030 sẽ thiết lập hệ thống Tài chính số hóa hoàn toàn và nền tài chính thông minh. Ngành Tài chính đóng vai trò dẫn dắt sự phát triển của kinh tế số dựa trên việc đẩy nhanh các giá trị gia tăng của dịch vụ Tài chính, chuyển đổi mô hình kinh tế bao hàm kinh tế số.
Đánh giá về những thách thức của Bộ Tài chinh khi triển khai lộ trình này, ông Nguyễn Đại Trí - Cục trưởng Cục Tin học và Thống kê tài chính cho rằng: Bộ Tài chính là một bộ đa ngành quản lý nhiều lĩnh vực phức tạp như: ngân sách, thuế, hải quan… Vì vậy một trong những khó khăn nhất trong quá trình xây dựng Kiến trúc CPĐT ngành Tài chính là phân tích, thống nhất với các đơn vị để hoàn chỉnh mô hình nghiệp vụ, xác định mô hình liên thông dữ liệu giữa các nhóm dòng nghiệp vụ, dòng nghiệp vụ giữa các đơn vị trong ngành Tài chính. Để thống nhất các mô hình, nội dung trong Kiến trúc CPĐT ngành Tài chính, ngoài việc họp định kỳ hàng tuần các Tổ kỹ thuật để rà soát tiến độ triển khai công việc, trong quá trình xây dựng dự thảo, Cục đã tổ chức nhiều hội thảo xin ý kiến trực tiếp và xin ý kiến bằng văn bản tới lãnh đạo các đơn vị và cán bộ liên quan trong ngành về Kiến trúc CPĐT ngành Tài chính.
Kiến trúc CPĐT ngành Tài chính thể hiện các định hướng về ứng dụng công nghệ mới của cuộc CMCN 4.0 theo tinh thần của Nghị quyết số 02. Việc nghiên cứu, tìm hiểu các công nghệ mới cũng như khả năng ứng dụng các công nghệ này trong lĩnh vực tài chính - ngân sách và thể hiện trong Kiến trúc CPĐT ngành Tài chính là công việc rất mới, khó, đòi hỏi nhiều trí lực của tập thể lãnh đạo, cán bộ và các đơn vị trong quá trình xây dựng, hoàn chỉnh Kiến trúc.
Cũng theo ông Trí, một khó khăn nữa là hiện nay chưa có văn bản hướng dẫn của các đơn vị chức năng về Chính phủ số, tài chính số cũng như các mô hình về chuyển đổi số. Do đó, việc nghiên cứu các nội dung trên được thực hiện thông qua các nguồn tài liệu kỹ thuật nước ngoài. Điều này cũng là một thách thức không nhỏ đối để tìm hiểu, phân tích và áp dụng trong Kiến trúc CPĐT ngành Tài chính.
Trên thực tế, Kiến trúc CPĐT của Bộ Tài chính là Kiến trúc CPĐT đầu tiên trong các bộ, cơ quan ngang bộ đã ban hành áp dụng mô hình trưởng thành về Chính phủ số phiên bản 2.0 của Gartner để xác định lộ trình chuyển đổi từ CPĐT sang Chính phủ số của ngành Tài chính. Kết quả trên thể hiện quá trình tập trung nghiên cứu cao độ của Cục Tin học và Thống kê tài chính để tham mưu, đề xuất Lãnh đạo Bộ đưa ra một lộ trình chuyển đổi số trên cơ sở nghiên cứu khoa học, vận dụng phù hợp với hiện trạng, bối cảnh CNTT ngành Tài chính.
Chia sẻ về giải pháp, đại diện cơ quan chủ trì thực hiện nêu: Việc cần làm đầu tiên là xây dựng Chiến lược Tài chính đến 2030 và chiến lược của từng lĩnh vực thuế, hải quan, kho bạc, nợ công, tài sản công, chứng khoán, dự trữ quốc gia, giá, bảo hiểm, kế toán - kiểm toán... phù hợp với lộ trình cải cách thủ tục hành chính, lộ trình xây dựng CPĐT của Chính phủ, của ngành Tài chính. Bên cạnh đó, tập trung nguồn lực toàn Ngành, bao gồm cả nhân lực và nguồn vốn để triển khai thực hiện các nhiệm vụ, dự án CNTT; điều chỉnh, cập nhật kế hoạch triển khai ứng dụng CNTT ngành Tài chính 5 năm và hàng năm phù hợp với Kiến trúc CPĐT ngành Tài chính; bảo đảm duy trì, cập nhật Kiến trúc CPĐT ngành Tài chính phù hợp với các định hướng phát triển CNTT của Chính phủ nói chung và của ngành Tài chính nói riêng.
Hiện nay, Bộ Tài chính đang dự thảo văn bản hướng dẫn các đơn vị tổ chức triển khai Kiến trúc CPĐT ngành Tài chính, dự kiến sẽ ban hành trong quý I/2019. |
相关文章
随便看看