Tăng trưởng nội địa,ămxuấtkhẩuximăngkhóđạtmứctăngtrưởngnhưkết quả c1 nam mỹ xuất khẩu duy trì
Thông tin về triển vọng tăng trưởng năm 2021 của ngành xi măng được SSI đưa ra mới đây có dự báo rằng, nhu cầu tiêu thụ xi măng của thị trường trong nước sẽ đạt mức tăng trưởng từ 5 -7% so với mức thấp trong năm 2020.
Ảnh minh họa |
Điều này là nhờ đầu tư cơ sở hạ tầng, dòng vốn FDI đang đổ vào Việt Nam cũng như làn sóng xây dựng bất động sản phục hồi. Trong đó, chỉ tính riêng về cơ sở hạ tầng, các công trình đầu tư công như dự án cao tốc Bắc - Nam, dự án sân bay Long Thành hay dự án tái định cư sân bay Long Thành… khi được đẩy nhanh tiến độ sẽ là nguồn cầu tích cực của ngành xi măng. Bên cạnh đó, nhu cầu tiêu thụ của xi măng ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long trong giai đoạn 2021-25 cũng được dự báo tăng nhờ những dự án cơ sở hạ tầng đang chuẩn bị được triển khai.
Trước đó, trong năm 2020, Hiệp hội xi măng Việt Nam cho biết ngành này đã đạt mức tăng trưởng khá thấp ở nội địa do bị ảnh hưởng đáng kể bởi dịch Covid-19, đặc biệt là trong những tháng đầu năm. Thống kê của Hiệp hội Xi măng Việt Nam cho thấy, sản lượng tiêu thụ xi măng toàn ngành tại thị trường nội địa trong 11 tháng của 2020 đã giảm % so với cùng kỳ và chỉ đạt 56,1 triệu tấn do hoạt động xây dựng chững lại.
Theo Hiệp hội này trong năm 2020, chính xuất khẩu tăng trưởng đã trở thành “cứu cánh” cho ngành xi măng. Ước tính, sản lượng xi măng xuất khẩu trong 11 tháng 2020 đã tăng trưởng mạnh 15% so với cùng kỳ. Mức tăng trưởng mạnh nhất diễn ra từ tháng 5 đến tháng 9, với tốc độ tăng trưởng là 47% so với cùng kỳ nhờ thị trường Trung Quốc.
Các số liệu được đưa ra bởi SSI cho biết, xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc đã tăng 102% so với cùng kỳ về sản lượng, chiếm 61% giá trị xuất khẩu clinker và xi măng của Việt Nam trong 11 tháng của năm 2020. Nguyên nhân chủ yếu do xây dựng cơ sở hạ tầng được đẩy mạnh trên thị trường lớn nhất thế giới này. Tuy nhiên, sản lượng xuất khẩu có dấu hiệu chững lại trong tháng 10 và tháng 11, với tổng sản lượng giảm nhẹ 2% so với cùng kỳ. Sự sụt giảm nhẹ này có thể là do sản xuất xi măng ở quốc gia này dần hồi phục.
Với những diễn biến thị trường trên, giới phân tích dự báo, sản lượng xuất khẩu xi măng trong năm 2021 sẽ duy trì ổn định do nhu cầu của Trung Quốc dự kiến sẽ vẫn tích cực nhờ đầu tư cơ sở hạ tầng tiếp tục diễn ra. Tuy nhiên, xuất khẩu sẽ khó đạt được mức tăng trưởng mạnh mẽ như trong năm 2020, do nguồn cung ở Trung Quốc dần ổn định trở lại. “Chúng tôi ước tính tổng sản lượng tiêu thụ xi măng và clinker sẽ tăng khoảng 2% trong năm 2021”- đại diện của SSI dự báo.
Cần khắc phục yếu kém nội tại
Dù đang đạt mức tăng trưởng tương đối nhưng nhiều năm nay ngành xi măng vốn bộc lộ một số điểm yếu như phụ thuộc lớn vào thị trường Trung Quốc, năng lực các nhà máy còn hạn chế… Cụ thể, dù Việt Nam là nhà sản xuất xi măng lớn thứ 5 thế giới và lớn nhất Đông Nam Á tính trên năng lực sản xuất (khoảng 120 triệu tấn/năm) nhưng năng lực sản xuất trên mỗi nhà máy vẫn chưa bằng một nửa so với các nhà máy của Thái Lan và Indonesia, chỉ đạt 2,1 triệu tấn/năm/nhà máy.
Bên cạnh đó, theo Hiệp hội xi măng Việt Nam, công suất bình quân mỗi doanh nghiệp xi măng hiện là 2,2 triệu tấn/năm - mức thấp nhất trong khu vực. Hiệp hội này cũng cho biết, gần 70% dây chuyền sản xuất xi măng tại Việt Nam có công suất nhỏ hơn 1 triệu tấn/năm, chiếm khoảng 20% sản lượng toàn ngành.
“Theo ước tính của chúng tôi, quy mô tối thiểu để một nhà máy xi măng đạt được hiệu quả kinh tế là 2 triệu tấn/năm và mỗi doanh nghiệp phải có công suất tối thiểu 5-10 triệu tấn/năm để đảm bảo hiệu quả trong dài hạn thông qua việc tiết kiệm chi phí. Việc thiếu hiệu quả sản xuất theo quy mô và tình trạng dư cung kéo dài là những lý do chính hạn chế khả năng sinh lời của các doanh nghiệp trong ngành”- các chuyên gia phân tích của Công ty Cổ phần Chứng khoán VnDirect nhận xét.
Nhận thức được vấn đề này, Chính phủ Việt Nam gần đầy đã tích cực nâng các rào cản gia nhập ngành xi măng, đặc biệt chỉ cấp phép cho những dự án lớn (trên 2 triệu tấn/năm) nhằm giảm bớt tình trạng phân mảnh của thị trường.