BP - Chiến tranh thế giới lần thứ 2 kết thúc,ựrađờicủakhốiliecircnminhquacircnsựtop ghi bàn bóng đá nhân dân các nước Tây Âu bắt tay vào công cuộc tái thiết đất nước. Thế nhưng, do hậu quả của chiến tranh quá nặng nề kèm theo thiên tai hoành hành nên các loại nguyên vật liệu, vật dụng hằng ngày đều thiếu thốn. Nhà máy đóng cửa hàng loạt, công nhân thất nghiệp dẫn đến nhiều cuộc biểu tình, đấu tranh chính trị xảy ra tại các nước Tây Âu. Trong khi đó, được sự giúp đỡ của Liên Xô, các nước Đông Âu xây dựng đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa. Lo ngại trước sự lan tỏa của chủ nghĩa xã hội, Hoa Kỳ đã thực hiện Kế hoạch Marshall, tăng cường viện trợ, phục hưng kinh tế cho các nước Tây Âu. Kế hoạch Marshall không chỉ là sự viện trợ kinh tế mà còn góp phần xây dựng một tổ chức quân sự làm đối trọng với Liên Xô và ngăn chặn “cơn bão” xã hội chủ nghĩa đang ngày một lan rộng. Tháng 3-1948, ngoại trưởng của 5 nước: Anh, Pháp, Hà Lan, Bỉ và Luxembourg nhóm họp tại Bruxelles (Bỉ) để ký 1 hiệp ước liên minh quân sự gọi là “Điều ước Bruxelles”. Mỹ muốn can thiệp sâu vào châu Âu nên họp với Canada và các nước thành viên trong Điều ước Bruxelles để xây dựng một đồng minh quân sự mang tên “Công ước Bắc Đại Tây Dương”. Công ước này có hiệu lực từ tháng 8-1949, với 12 nước tham gia. Đây là căn cứ để hình thành khối liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương, gọi tắt là NATO. Tháng 2-1952, NATO kết nạp thêm Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp. Đến nay, tổ chức này có 29 nước thành viên. Công ước Bắc Đại Tây Dương quy định: “Các nước thành viên phải tham gia phòng ngự tập thể, nếu bất kỳ nước nào bị tấn công vũ trang thì các nước trong khối phải có hành động cần thiết, kể cả dùng vũ lực”... Sau khi thành lập, NATO hoàn thiện bộ máy, xây dựng Ủy ban thường trực, cơ quan chỉ huy quân sự... Những năm đầu thành lập, Mỹ đưa 4 sư đoàn đến châu Âu. Pháp góp 3 sư đoàn... đưa tổng số quân đội NATO lên 35 sư đoàn và 3.000 máy bay, 700 chiến hạm. Tháng 2-1952, NATO quyết định mở rộng quân đội lên 50 sư đoàn cùng 4.000 máy bay và lực lượng hải quân hùng hậu. Quân đội NATO hằng năm tổ chức diễn tập và hoạt động của khối này đã vượt ra khỏi phạm vi liên minh quân sự, trở thành một tổ chức hợp tác toàn diện trong mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội giữa các nước thành viên. Để đối trọng với NATO, Liên Xô và các nước Đông Âu ký Hiệp ước Warszawa vào tháng 5-1955 với lực lượng quân sự hùng mạnh. Châu Âu hình thành 2 khối quân sự đối đầu kéo dài trong suốt nửa sau thế kỷ XX, dẫn tới cuộc chiến tranh lạnh và chạy đua vũ trang giữa các nước. Chi phí quân sự của NATO chiếm 70% chi phí quân sự thế giới, trong số này Mỹ góp khoảng 50%. Sau khi Liên Xô sụp đổ, khối quân sự của Hiệp ước Warszawa bị giải thể, chiến tranh lạnh chấm dứt nhưng NATO vẫn duy trì sức mạnh và đang thực hiện chính sách Đông tiến nhằm kiềm chế sức mạnh của Nga. Liên minh quân sự vượt Đại Tây Dương giữa Mỹ và châu Âu có ảnh hưởng to lớn đến tình hình thế giới hiện nay. T.Phong |