Lời nhắn nhủ gửi đến vợ con
Sáng 2/6,ụánbầuKiênnămlơlửngvànỗicayđắngcủabầuKiêlich bong dá anh được nói lời sau cùng, bị cáo Nguyễn Đức Kiên nói khá dài, liền mạch trong hơn 40 phút. Nhiều lần vị chủ tọa ngắt lời, nhưng bầu Kiên vẫn say sưa “dốc bầu tâm sự”. Thậm chí bị cáo này còn nhắc vị thẩm phán không nên ngắt lời, làm đứt mạch tư duy của ông ta.
Khi nhắc đến vợ và các con, bị cáo này đã phải cố kìm chế cảm xúc.
Ông ta giãi bầy: “Với gia đình tôi, mẹ tôi, các em tôi, vì sao tôi không cho các em tôi kinh doanh, giữ các vị trí quan trọng của ngân hàng, vì tôi cho rằng các em tôi chưa đủ năng lực trình độ để giữ vị trí quan trọng. Tôi nhìn thấy các rủi ro trong kinh doanh tại Việt Nam nên tôi không muốn các em tôi phải chịu…”
Bị cáo Nguyễn Đức Kiên
Bị cáo Kiên nói rằng, trước khi bị bắt, ông có ta rất nhiều thời gian, có đủ điều kiện và mối quan hệ để có thể bỏ trốn, nhưng ông ta đã không làm điều đó.
“Tôi không bỏ chạy, sẵn sàng nhận trách nhiệm. Tôi đã gọi 2 con trai tôi, tôi nói với cháu thứ 2 là có thể con chưa hiểu nhưng bố rất muốn có cuộc nói chuyện này... Thứ nhất là con phải làm người tốt, thứ hai là mong muốn con làm kinh doanh, thứ ba, con trai là người đàn ông trong gia đình, phải thay tôi chăm sóc vợ tôi và gia đình.
Tôi không bỏ chạy, tôi không trốn chạy trách nhiệm vì tôi tin đất nước này có kỷ cương phép nước, dù thời gian đó hộ chiếu của tôi dài hạn, tôi có quan hệ khắp nơi, tôi chờ cái gì sẽ đến với mình, tôi chịu trách nhiệm với những gì mình làm.
Với vợ tôi, tôi nói với vợ không bao giờ được chạy án, không gặp gỡ bất kỳ ai đang giữ các trọng trách, vì điều đó sẽ nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng vợ tôi. Thứ hai, tôi tin rằng mình vô tội, mình đủ khả năng, mình tư duy, đầu óc để chứng minh mình vô tội”, Nguyễn Đức Kiên nói.
Trong lời nói sau cùng của mình, bầu Kiên xin mọi người giúp đỡ vợ mình, bởi theo lời bị cáo, lúc này vợ ông ta đang phải chịu khó khăn khi phải thay chồng đứng ra gánh vác công việc kinh doanh. “Tôi tin vợ sẽ vượt qua được giai đoạn khó khăn này”, lời bị cáo.
Ôn lại “quá khứ vàng son”
Nguyễn Đức Kiên nói về thời điểm những năm 90, về “quá khứ vàng son” của mình rằng: “Khi còn rất trẻ, đầu những năm 90, tôi được lãnh đạo Đảng, Nhà nước giao sứ mệnh rất khó khăn, vì lúc đó tôi có mối quan hệ tình cờ, đặc biệt với nước Nga.
Sau khi Liên Xô tan rã, quan hệ Việt Nam- Nga rất khó khăn, tôi đã làm những việc Đảng, Nhà nước giao...
Tôi không biết việc tôi làm có tốt hay không, lúc đó có rất nhiều người tham gia, nhưng tôi nhận được sự nhận xét của lãnh đạo là tôi làm rất tốt...”.
Bị có Kiên nói rằng, người giúp ông ta trong suốt 5 năm thực hiện nhiệm vụ được giao phó nói trên là bị cáo Lê Vũ Kỳ, người trực tiếp phiên dịch cho ông ta.
Nguyễn Đức Kiên tiếp tục kể về quá khứ vàng son: “Đầu những năm 90, ngành điện đã rất nỗ lực để đưa 4 tổ máy của thủy điện Hòa Bình đúng tiến độ phát điện, góp phần xây dựng đất nước, tôi và anh Kỳ đã góp phần đưa 4 tổ máy này về nhanh nhất, đảm bảo tiến độ...”.
Rồi bị cáo kể về việc mình đã “hiến kế” cho Chính phủ để giúp ổn định thị trường chứng khoán khi thị trường này mới ra đời, còn quá nhiều kẽ hở.
“Tôi và Lý Xuân Hải đã viết 1 báo cáo gửi cho lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thủ tướng Phan Văn Khải đã có thư gửi các Bộ xem xét rồi sau đó Chính phủ có những giải pháp chống việc thao túng giá trong thị trường chứng khoán...”, lời bị cáo.
Trước đó, bị cáo Nguyễn Đức Kiên bị VKS đề nghị mức án tội Kinh doanh trái phép: 18 - 24 tháng tù; Trốn thuế: 4 - 5 năm; Lừa đảo chiếm đoạt tài sản: 16 -18 năm; Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng: 14 - 15 năm.
Tổng hợp hình phạt chung cho cả 4 tội mà VKS đề nghị là 30 năm tù giam, mức án tù có thời hạn cao nhất.
Sáng ngày 9/6, HĐXX sẽ tuyên án Nguyễn Đức Kiên và đồng phạm.
Theo VNN
Vụ án bầu Kiên: Lời nói sau cùng bầu Kiên dặn vợ không phải xin xỏ ai!