Ước mơ thành hiện thực Tiết trời giá rét,ộdânQuảngNinhcóđiệnNiềmvuitrọnvẹkèo hiệp phụ không mưa, nhưng ở bản vùng cao Lý Quáng, xã Quảng Sơn, huyện Hải Hà, mây mù giăng kín, những hàng cột điện mới mờ ảo trong mây, uốn lượn qua những con đường, nương ngô, ruộng lúa thầm lặng đưa dòng điện sáng đến từng hộ gia đình.
Cả bản có 104 hộ gia đình, nhưng cách đây vài tháng vẫn còn hàng chục hộ vẫn chịu cảnh đèn dầu vì nằm ở cuối bản, nhà nọ cách xa nhà kia 300 - 400m. Ông Chìu Tắc Và, 67 tuổi, người dân tộc Dao chia sẻ, cuộc sống còn quá vất vả, khó khăn. Nhà gần chục miệng ăn chỉ trông chờ vào nương ngô, nương sắn và một ít ruộng lúa nước. Đời sống vật chất đã nghèo nhưng đến cái điện cũng không có. Trước đây, các hộ chung nhau làm điện suối, tốn kém mà không an toàn và cũng chỉ dùng để thắp sáng; lúc mưa nhiều, có nước thì còn có điện, lúc khô hạn, cả thôn tối tăm. Vì vậy, khi được nhà nước kéo điện lưới quốc gia, được hỗ trợ dây, bảng điện, bóng đèn, ông Chìu Tắc Và cùng bà con dân bản không giấu được niềm hạnh phúc vì ước mơ có điện đã thành hiện thực. Chúng tôi hiểu rằng, cái đói, cái nghèo ở nơi này chưa thể đi qua ngày một, ngày hai, song nhìn những nụ cười trên gương mặt của họ đã có nét tươi vui, tràn trề hy vọng. Niềm vui ấy cũng lan tỏa ở nhiều cụm dân cư dưới 20 hộ dân khác tại Quảng Ninh. Nỗ lực của ngành Công Thương Chia sẻ với chúng tôi, ông Nguyễn Mạnh Hà - Giám đốc Sở Công Thương Quảng Ninh - cho biết, trải dài trên 300 km, địa hình đồi núi, đồng bằng, biển đảo đan xen phức tạp nên việc cấp điện gặp nhiều khó khăn hơn các tỉnh đồng bằng. Năm 2016, cả tỉnh đã có 99,86% hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia, kể cả vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo... Tuy nhiên, do đặc thù địa lý, nguồn lực hạn chế nên tại nhiều nơi vẫn còn các cụm dân cư dưới 20 hộ chưa được sử dụng điện.
Đây cũng là điều trăn trở không chỉ của lãnh đạo Sở Công Thương mà còn của các cấp ủy, chính quyền tỉnh Quảng Ninh sau hơn 30 năm đổi mới. Đặc biệt, Quảng Ninh vẫn được xem là địa phương tiên phong, đi đầu cả nước trong mọi phong trào từ tiếp nhận lưới điện hạ áp nông thôn, xây dựng nông thôn mới, cải cách hành chính, thu hút đầu tư... nhưng vẫn còn 0,4% (khoảng 500 hộ dân) chưa có điện. Ý thức, trách nhiệm đã thôi thúc cả hệ thống chính trị vào cuộc với quyết tâm xóa đi khoảng cách giàu nghèo, trình độ dân trí giữa vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo; đồng bằng với đô thị. Muốn vậy chỉ còn cách đưa "nguồn sáng" đến với bà con. Theo ông Hà, khi có điện sẽ tạo nền tảng, sự đột phá mới, bà con sẽ thay đổi tư duy, phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần. Với quan điểm như vậy, Sở Công Thương đã chủ động đề xuất HĐND, UBND tỉnh Quảng Ninh cho chủ trương, nguồn vốn triển khai thực hiện. Ngày 30/10/2017, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh đã ban hành quyết định phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi dự án với quy mô xây dựng tuyến đường dây trung áp, trạm biến áp, đường dây hạ áp và hệ thống năng lượng mặt trời cấp điện cho các cụm, điểm dân cư dưới 20 hộ tại các địa phương gồm: Móng Cái, Hải Hà, Đầm Hà, Bình Liêu, Ba Chẽ, Tiên Yên, Hoành Bồ, Cô Tô, Đông Triều. Tổng mức đầu tư dự án là 54,1 tỷ đồng từ nguồn ngân sách của tỉnh. Công ty Điện lực Quảng Ninh (PC Quảng Ninh) được giao làm chủ đầu tư dự án. Theo ông Nguyễn Sông Thao - Phó giám đốc PC Quảng Ninh, công việc được triển khai đồng loạt ở các địa phương từ tháng 10/2018. Thời gian theo hợp đồng là 150 ngày, thế nhưng đơn vị và các nhà thầu đều ra sức thi công để hoàn thành cấp điện cho nhân dân trước Tết Nguyên đán. Ông Nguyễn Mạnh Hà cho biết thêm, để đạt mục tiêu người dân có điện vui Xuân, đón Tết, chúng tôi đã chỉ đạo các đơn vị tiến hành song song mọi công việc, đảm bảo đúng quy định; thường xuyên giám sát, đôn đốc, động viên các đơn vị. Minh chứng của chính quyền vì dân Với việc hoàn thành cấp điện cho gần 500 hộ dân, Quảng Ninh là tỉnh đầu tiên đạt 100% số hộ dân có điện, về đích trước hai năm theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; hoàn thành Chương trình 135 giai đoạn 2017 - 2020. Việc hoàn thành công trình là minh chứng rõ ràng về một chính quyền vì dân, chăm lo cho dân với quan điểm "không ai bị bỏ lại phía sau". Điều này có được, một phần vì Quảng Ninh có tiềm lực kinh tế, nhưng quan trọng hơn vẫn là tư duy đổi mới, cải cách, tầm nhìn cũng như sự quyết tâm, tinh thần trách nhiệm của lãnh đạo tỉnh trong việc đưa ra những cơ chế phù hợp, linh hoạt. Đơn cử như trong lĩnh vực điện năng, đã có những cơ chế hợp tác linh hoạt để tạo sự đột phá trong lĩnh vực hạ tầng điện và kết quả là tất cả hộ dân đều có điện. Có lẽ đây cũng là kinh nghiệm quý báu để các địa phương trên cả nước tham khảo. Sau những gì được tận mắt chứng kiến, chúng tôi không khỏi vui mừng về tư duy mới, trách nhiệm, phục vụ của đội ngũ "công bộc" tỉnh Quảng Ninh. Dọc đường về, nhiều hộ gia đình đã treo cờ để đón chào năm mới. Dưới phố, quất và đào đã khoe sắc. Tiếng loa đang phát lời bài hát về Quảng Ninh tươi vui. Với chúng tôi đó là niềm vui trọn vẹn và tin rằng, tiếp nối tinh thần ấy cùng các kết quả đạt được, Quảng Ninh sẽ còn nhiều niềm vui mới. |