“Hướng Đông” là trọng tâm trong chính sách đối ngoại của ông Modi,ọngtâmchínhsáchđốingoạiampquothướngĐôngampquotcủaẤnĐộkq wales theo đó Nhật Bản và Trung Quốc là hai trụ cột. Trung Quốc được coi là nước mà Ấn Độ sẽ hợp tác phát triển hơn nữa. Nhật Bản là đối tác hàng đầu của Ấn Độ trong phát triển hành lang công nghiệp Delhi-Mumbai (DMIC) - một trong những “chìa khóa” để Ấn Độ phục hưng lĩnh vực chế tạo. Cả Trung Quốc và Nhật Bản đều sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển các tàu cao tốc được mệnh danh là “Tứ giác Kim cương” mà chính phủ của Thủ tướng Modi hy vọng sẽ thực hiện trong nhiệm kỳ này.
Tuy vậy, mong muốn của Thủ tướng Modi can dự mạnh mẽ và đồng thời với cả Trung Quốc lẫn Nhật Bản sẽ là một thách thức lớn đối với chính sách ngoại giao đa phương của Ấn Độ. Căng thẳng leo thang giữa Trung Quốc và Nhật Bản - trong đó tranh chấp về quần đảo Điếu Ngư/Senkaku đã trở thành một điểm nóng - tạo ra sự cạnh tranh ngày càng tăng về vai trò lãnh đạo khu vực giữa Washington và Bắc Kinh với việc Mỹ đã công bố chính sách “xoay trục” sang châu Á. Thách thức của ông Modi khi gia cố những “chiếc cầu” với Tokyo và Bắc Kinh là phải tránh xa chiến lược kiềm chế Trung Quốc mà Washington và các đồng minh đang theo đuổi.
Khi nỗ lực biến đổi đất nước Ấn Độ với tốc độ nhanh như Trung Quốc, Thủ tướng Modi sẽ phải thiết lập quan hệ phức tạp với Bắc Kinh, vốn có nhiều điểm hợp tác và kình địch, trong đó có vấn đề tranh chấp biên giới. Trong chuyến thăm của Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị, ban lãnh đạo mới tại New Delhi đã bật tín hiệu với Bắc Kinh rằng họ không có ý định từ bỏ khát vọng đóng vai trò lãnh đạo tại khu vực Nam Á. New Delhi cũng không giấu quan điểm sẵn sàng cạnh tranh ảnh hưởng tại Nam Á và Ấn Độ Dương với Trung Quốc.
Tuy nhiên, trong khi cố gắng kiềm chế hành động quyết đoán của Trung Quốc tại Nam Á, hai nước cũng có những lĩnh vực chung cùng quan tâm, chẳng hạn vấn đề Afghanistan. Nguy cơ bất ổn nổi lên khi NATO rút quân và mối đe dọa khủng bố đối với các trung tâm năng lượng tại Tân Cương lan rộng, vấn đề Afghanistan đã được đưa vào chương trình nghị sự đối thoại chiến lược giữa Ấn Độ và Trung Quốc. Hai nước có thể cùng nhau làm Kabul yên lòng sau thời kỳ Mỹ rút quân khỏi Afghanistan.
顶: 4踩: 1375
【kq wales】Trọng tâm chính sách đối ngoại "hướng Đông" của Ấn Độ
人参与 | 时间:2025-01-10 11:35:35
相关文章
- Hơn 25.000 trường hợp vi phạm bị xử phạt theo Nghị định 168 trong 2 ngày đầu năm
- Máy bay chở 141 hành khách bốc cháy dữ dội trên đường băng
- Thủ tướng: Đặt DN vào vị trí trung tâm hệ thống đổi mới quốc gia
- Tai nạn giao thông nghiêm trọng nhất ngày 20/3
- Mở rộng tuyến cao tốc TP.HCM
- Miền Bắc tiếp tục ảnh hưởng không khí lạnh, mưa vài nơi
- Lào Cai: Khu vực xe khách vừa gặp nạn từng có 14 người tử vong
- Tin tức mới nhất về gió mùa Đông Bắc, dự báo trời rét đậm
- Dự báo thời tiết 4/8: Tây Nguyên tiếp tục mưa triền miên
- Thông tin mới nhất về không khí lạnh tăng cường xuống miền Bắc
评论专区