【quả bóng đá hạng 2 đức】Ngành Thuế sau 70 năm hình thành và phát triển: Đáp ứng yêu cầu đổi mới và hội nhập quốc tế

作者:Cúp C1 来源:Cúp C1 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-10 14:35:12 评论数:

Sau 70 năm xây dựng và phát triển,ànhThuếsaunămhìnhthànhvàpháttriểnĐápứngyêucầuđổimớivàhộinhậpquốctếquả bóng đá hạng 2 đức ngành Thuế đã và đang từng bước hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu đổi mới và hội nhập quốc tế, góp phần quan trọng trong công cuộc xây dựng và phát triển của đất nước.

Thay đổi chính sách phù hợp với tình hình mới

Ngay sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, trong bối cảnh đất nước “ngàn cân treo sợi tóc”, ngân quỹ chính quyền non trẻ hầu như trống rỗng. Để giải quyết những nhu cầu cấp thiết và hiện thực hóa quan điểm lấy dân làm gốc, dựa vào dân, phục vụ nhân dân vừa đảm bảo lợi ích quốc gia, ngành Tài chính đã cải cách hệ thống thuế cũ, bãi bỏ các thứ thuế bất hợp lý và xây dựng chế độ thuế mới.

Mặc dù chưa có chính sách thuế chính thức, nhưng những thứ thuế mà người dân đóng về lương thực đã thật sự góp phần quan trọng cho công cuộc trường kỳ kháng chiến thành công.

Dưới chính quyền cách mạng những năm kháng chiến (1956 - 1975), bên cạnh nguồn thuế chủ lực là thuế nông nghiệp, thì nhiều chính sách thuế mới đã ra đời như: Thuế doanh nghiệp, thuế lợi tức, thuế buôn chuyến, thuế hàng hóa, thuế sát sinh, thuế kinh doanh nghệ thuật, thuế thổ trạch, thuế môn bài, thuế muối và thuế rượu.

tổng cục thuế

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (thứ 5 từ phải sang) và Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng (thứ 4 từ phải sang) thăm và làm việc với Tổng cục Thuế về công tác cải cách thủ tục hành chính ngày 9/7/2014. Ảnh: NM.

Trong khoảng thời gian 1966 - 1975 là thời kỳ cải tạo và xây dựng CNXH ở miền Bắc, các loại thuế chủ yếu được thực hiện theo Nghị quyết số 200/UBTVQH của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, trên cơ sở sửa đổi, bổ sung các sắc thuế để phù hợp với tình hình; trong đó thu từ khu vực quốc doanh, tập thể và cá thể đã góp phần động viên một phần cho sự nghiệp xây dựng CNXH ở miền Bắc và chi viện cho miền Nam.

Các chính sách thuế giai đoạn này cũng đã góp phần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp phát triển, nhất là kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể; xoá bỏ quan hệ bóc lột phong kiến, cải tạo XHCN đối với nông nghiệp, công thương nghiệp tư bản tư doanh và cá thể, góp phần xứng đáng vào thắng lợi chung của cả nước.

Trong những năm 1976 -1989, các loại thuế tiếp tục được hoàn thiện, áp dụng đồng bộ trong cả nước, phù hợp với quá trình thống nhất các chính sách giá cả, tiền tệ, thị trường. Chính sách thuế đã được sửa đổi, cải tiến theo hướng động viên và tạo nguồn thu trong nước, kết hợp với tranh thủ nguồn vốn nước ngoài dưới hình thức viện trợ, vay nợ, đã đóng góp lớn vào ngân sách nhà nước (NSNN). Nhờ vậy, đã chủ động được nhu cầu chi tiêu thiết yếu ngày càng tăng của đất nước trong tình hình mới.

Cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh Quốc gia

Những kết quả đạt được trong công tác quản lý thu thuế đã góp phần tích cực hoàn thành các mục tiêu Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Đảng đề ra; đặc biệt số thu các năm đã vượt mức dự toán được Quốc hội, Chính phủ giao, năm sau cao hơn năm trước, góp phần đảm bảo cân đối thu - chi của Nhà nước.

Số liệu thống kê từ năm 1990 đến nay cho thấy, khi hệ thống thuế cả nước là một ngành dọc trực thuộc Bộ Tài chính thì nhiệm vụ thu NSNN luôn được ngành Thuế hoàn thành xuất sắc. Tính bình quân, số thu nội địa giai đoạn 1990 - 2014 đạt 17,8% so với GDP (tổng thu NSNN giai đoạn này đạt 23,3% so với GDP). Tổng thu do ngành Thuế quản lý tăng dần qua các năm, đến nay đã chiếm hơn 80% so với tổng thu NSNN.

Bên cạnh nhiệm vụ chính trị là thu NSNN, trong những năm qua, ngành Thuế cũng đang từng bước cải cách thủ tục hành chính, góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Cụ thể, năm 2014 Tổng cục Thuế đã trình Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 19 sửa đổi bổ sung 7 thông tư, qua đó đã giảm được 201,5 giờ.

Nghị định số 91/2014/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều tại 4 nghị định quy định về thuế đã giảm được 88,36 giờ; Luật số 71/2014/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của 5 luật về thuế (có hiệu lực từ 1/1/2015) đã giảm được 80 giờ. Như vậy, tính đến 1/1/2015, thời gian nộp thuế đã giảm được 370 giờ, còn 167 giờ.

Ngày 27/2/2015, Tổng cục Thuế đã trình Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 26/2015/TTBTC hướng dẫn thực hiện Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/2/2015 quy định chi tiết thi hành Luật Sửa đổi, bổ sung các Luật về thuế giá trị gia tăng (GTGT), hóa đơn, thuế tài nguyên và quản lý thuế. Qua đó, thời gian khai hóa đơn, kê khai, khấu trừ thuế GTGT của doanh nghiệp đã giảm thêm 10 giờ; ngày 22/6/2015, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 96/2015/TT-BTC hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp, nhờ đó giảm thêm được trên 30 giờ cho người nộp thuế.

Cùng với việc sửa đổi cơ chế, chính sách nêu trên, Tổng cục Thuế đã đưa nhiều ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý thuế như: Ứng dụng quản lý thuế tập trung (TMS), nộp thuế điện tử, qua đó đã giảm được trên 10 giờ.

Tính đến 30/6/2015, thời gian nộp thuế chỉ còn 117 giờ, vượt yêu cầu đặt ra tại Nghị quyết 19 của Chính phủ. Kết quả này đã góp phần cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, phù hợp với thông lệ quốc tế, được Thủ tướng Chính phủ, cộng đồng doanh nghiệp đánh giá cao.

a tuan

Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn:

Thuế và Hải quan đóng vai trò chủ lực trong huy động nguồn lực NSNN

“Trong suốt 70 năm xây dựng và trưởng thành, trong bất kỳ giai đoạn, hoàn cảnh nào, việc thu nộp ngân sách nhà nước (NSNN) luôn được Chính phủ và Bộ Tài chính đặc biệt quan tâm chỉ đạo và thực hiện hiệu quả.

Những năm qua, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế và Tổng cục Hải quan - những đơn vị chủ lực thực hiện nhiệm vụ thu NSNN đã quán triệt, triển khai thực hiện nhiều giải pháp để đảm bảo thực hiện đạt và vượt mức nhiệm vụ thu NSNN được Quốc hội, Chính phủ giao; hệ thống các quy trình thủ tục liên quan đến công tác thu nộp NSNN đã được từng bước xây dựng khá đầy đủ, toàn diện, minh bạch, dễ thực hiện.

Các cán bộ, công chức của hai ngành Thuế và Hải quan đã được đào tạo, rèn luyện để nâng cao nhận thức về chính trị, năng lực chuyên môn nhằm thực hiện công việc một cách chuyên nghiệp, hiệu quả phục vụ sự phát triển của nền kinh tế. Ngành Thuế và Hải quan đã tích cực ứng dụng công nghệ thông tin thực hiện việc thu nộp thuế theo phương thức điện tử để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước.

Ngoài việc thu đúng, thu đủ, thu kịp thời vào NSNN, nhiều năm qua, ngành Tài chính còn chủ động tham mưu cho Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ xây dựng và hoàn thiện chính sách động viên ngân sách nhằm khả năng tích tụ trong nền kinh tế, để tạo động lực cho sự phát triển; trong những giai đoạn nền kinh tế gặp tác động bất lợi của kinh tế thế giới, gặp khó khăn đã tham mưu giúp Nhà nước ban hành những chính sách nuôi dưỡng nguồn thu như: cắt giảm, bãi bỏ nhiều khoản phí, lệ phí; gia hạn thời hạn nộp thuế GTGT, TNDN và thu tiền sử dụng đất; giảm thuế suất thuế TNDN; miễn giảm mức thuế; hoàn lại tiền thuế bảo vệ môi trường; miễn, giảm, giãn thuế cho DN gặp nhiều khó khăn...

Đồng thời, cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính, đặc biệt trong hai lĩnh vực thuế và hải quan, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho DN và người dân đẩy mạnh sản xuất kinh doanh. Chính vì vậy, cơ cấu thu NSNN đã có sự chuyển biến tích cực, bền vững hơn. Tỷ trọng các khoản thu nội địa có xu hướng tăng dần, cho thấy nguồn thu từ sản xuất trong nước ngày càng đóng vai trò quan trọng, tạo ổn định và tăng cường tính bền vững của NSNN.

Có thể khẳng định, do luôn hoàn thành vượt mức nhiệm vụ thu và kiểm soát được nguồn chi nên vai trò điều tiết vĩ mô nền kinh tế của NSNN đã trở nên rõ ràng hơn, ngày càng hiệu quả hơn, góp phần duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế, thực hiện các chính sách an sinh xã hội, tích lũy cho đầu tư phát triển, giữ vững quốc phòng an ninh và ổn định chính trị xã hội”./.

Nhật Minh

最近更新