【lịch inter minami】Loại bỏ 424 dự án thủy điện, thiệt hại ai chịu?

 人参与 | 时间:2025-01-26 03:57:16

dap thuy dien

Cùng với những phản ứng mạnh mẽ đối với những công trình thủy điện thiếu an toàn,ạibỏdựánthủyđiệnthiệthạiaichịlịch inter minami không tuân thủ các qui định chuyên ngành, các đại biểu Quốc hội cũng thể hiện ý kiến lo lắng với tình trạng lợi dụng làm thủy điện để phá rừng. Ảnh: TLĐT

>>Quốc hội đề nghị làm rõ trách nhiệm của tổ chức và cá nhân liên quan

Làm rõ trách nhiệm tham mưu

Loại bỏ 424 dự án thủy điện, thiệt hại ai chịu?
Cử tri cả nước rất vui mừng trước việc Chính phủ loại khỏi quy hoạch các dự án TĐ bậc thang, trong đó có 2 dự án Đồng Nai 6 và 6A, các dự án TĐ nhỏ ra khỏi quy hoạch phát triển điện lực quốc gia   ĐB Trương Văn Vở

Bên lề phiên họp Quốc hội sáng 30/10, ĐB Trương Văn Vở (Đồng Nai) cho biết, cử tri Đồng Nai, cử tri cả nước rất vui mừng trước việc Chính phủ cho loại khỏi quy hoạch các dự án TĐ bậc thang, trong đó có 2 dự án Đồng Nai 6 và 6A, các dự án TĐ nhỏ ra khỏi quy hoạch phát triển điện lực quốc gia.

Đây là một quyết định rất hợp lòng dân, đáp ứng lòng mong đợi của nhân dân Đồng Nai cũng như nhân dân cả nước.

Bên cạnh đó, ĐB Trương Văn Vở cũng cho rằng, cần phải làm rõ trách nhiệm trong quy trình quy hoạch TĐ, bao gồm cả trách nhiệm của địa phương, chính quyền địa phương và bộ, ngành liên quan.

ĐB nhấn mạnh phải chỉ rõ trách nhiệm chủ thể trong quá trình làm tham mưu cho Chính phủ bổ sung quy hoạch hai dự án TĐ Đồng Nai 6 và 6A và cả 6 dự án TĐ bậc thang (vừa qua đã bị loại khỏi quy hoạch – PV) bởi đây là những dự án rất quan trọng, ảnh hưởng đến lưu vực sông vùng hạ lưu.

Đặc biệt, cần xác định rõ diện tích đất rừng bị mất do TĐ là bao nhiêu, trách nhiệm đó thuộc về ai, từ đó tránh hệ lụy sau này là phải tái lập việc TĐ làm không đúng quy trình, quy hoạch, vi phạm công tác quản lý bảo vệ rừng theo quy định của Luật.

“Chính phủ đề nghị loại ra trên 400 dự án thủy điện, vậy diện tích rừng nhường cho các dự án bị loại khỏi quy hoạch là bao nhiêu? Có mất rừng hay không? Giải pháp thay thế rừng mất đi như thế nào?... Tôi đề nghị Chính phủ cần phải làm rõ, đồng thời Quốc hội cũng nên đưa rõ trong Nghị quyết để quy trách nhiệm”, ĐB Trương Văn Vở nói.

Lợi dụng thủy điện để phá rừng?

Loại bỏ 424 dự án thủy điện, thiệt hại ai chịu?
Có những công trình đáng lẽ lấy 10 ha lòng hồ, DN được tận thu số gỗ, nhưng họ lại lấy đến 15 – 20 ha.    ĐB Ngô Văn Minh

Liên quan tới diện tích đất rừng cho TĐ, ĐB Ngô Văn Vinh (Quảng Nam) cho rằng, quy định về trồng lại rừng đã mất cho TĐ là một điều bất cập, hoàn toàn không có tính khả thi.

Theo quy định, công trình TĐ lấy bao nhiêu diện tích đất rừng thì phải trồng lại từng đó, tuy nhiên, đất để trồng rừng lại không có. Ngay cả quy định là nộp tiền để cho cơ quan có thẩm quyền trồng rừng cũng là rất hãn hữu, phải tính lại hết sức cẩn thận.

Theo ĐB Ngô Văn Minh, các công trình TĐ hầu hết là rừng đầu nguồn, chưa nói là rừng nguyên sinh, chúng ta chuyển đổi mục đích rồi dùng giải pháp trồng bù rừng ở nơi khác. Tuy nhiên, không thể lấy rừng miền núi rồi lại đi trồng rừng đồng bằng hay ven biển, dù trồng rừng là tốt nhưng rừng ở mỗi nơi có những lợi ích khác nhau, không thể thay thế.

Thừa nhận có câu chuyện là các nhà đầu tư xin cấp phép thủy điện, ngay sau đó khai thác rừng, bán gỗ và thu lãi ngay, vi phạm luật bảo vệ quản lý rừng. “Tôi theo dõi, có những công trình đáng lẽ lấy 10 ha lòng hồ, DN được tận thu số gỗ, nhưng họ lại lấy đến 15 – 20 ha. Đó là những vụ chúng ta phát hiện ra được, nhưng còn nhiều vụ việc khác thì sao”, ĐB Ngô Văn Minh nói.

Không nên nhìn từ một phía

Loại bỏ 424 dự án thủy điện, thiệt hại ai chịu?
Tôi rất ủng hộ việc cắt giảm nhiều công trình TĐ, tuy nhiên tôi cũng xót xa cho một số DN khi phải chịu thiệt thòi quá lớn.   ĐB Trần Du Lịch

Ở một góc độ khác, ĐB Trần Du Lịch (TP.HCM) lo cho những thiệt hại của DN xung quanh việc hơn 400 dự án TĐ bị loại khỏi quy hoạch.

Ông cho rằng không dự án nào chỉ có được mà không có mất, tuy nhiên phải có những luận giải rõ ràng để được lớn hơn mất. Vừa qua, trước áp lực của Quốc hội, của nhân dân, Chính phủ đã mạnh dạn loại bỏ, điều chỉnh lại sự lạm dụng thái quá TĐ.

Tuy nhiên, chúng ta không thể chỉ nhìn một phía. Khi DN đã được cho phép lập dự án, làm theo quy hoạch, đầu tư hàng chục thậm chí hàng trăm tỷ đồng nhưng rồi lại bị loại ra thì những thiệt hại này phải tính như thế nào, không thể đẩy toàn bộ rủi ro cho DN.

“Quy hoạch là chủ trương của Nhà nước. Đầu tư kinh doanh là theo thị trường. Làm sao giải quyết mối quan hệ giữa cơ quan quy hoạch của Nhà nước với nghĩa vụ liên quan đến DN, đến thị trường. Tôi đã đề nghị nhiều lần tại Quốc hội là phải có luật về quy hoạch. Tôi rất ủng hộ việc cắt giảm nhiều công trình TĐ, tuy nhiên tôi cũng xót xa cho một số DN khi phải chịu thiệt thòi quá lớn”, ĐB Trần Du Lịch chia sẻ./.

Hoàng Yến

顶: 46172踩: 5