【lịch chung kết cúp c1】Đề xuất gỡ vướng về tiêu chí lấy mẫu hàng hóa
Thực hiện hướng dẫn của Tổng cục Hải quan về việc áp dụng tiêu chí phân tích để lựa chọn lấy mẫu hàng hóa trong thủ tục hải quan điện tử,Đềxuấtgỡvướngvềtiêuchílấymẫuhànghólịch chung kết cúp c1 Cục Hải quan Bình Dương đã ban hành công văn số 2851/HQBD-QLRR ngày 9-8-2013 hướng dẫn việc áp dụng tiêu chí để lựa chọn lấy mẫu hàng hóa trong thủ tục hải quan điện tử. Tuy nhiên, theo phản hồi từ các chi cục, việc áp dụng tiêu chí quản lý rủi ro (QLRR) đã phát sinh vướng mắc.
Theo hướng dẫn tại công văn số 4467/TCHQ-QLRR: việc lấy mẫu được áp dụng đối với hình thức kiểm tra hồ sơ hải quan (luồng Vàng) hoặc kiểm tra thực tế hàng hóa (luồng Đỏ).
Địa bàn quản lý của Cục Hải quan Bình Dương có số lượng tờ khai đăng kí loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu chiếm khoảng 83% trên tổng số tờ khai phát sinh trên địa bàn. Chỉ tính riêng số lượng tờ khai làm thủ tục nhập khẩu trong tháng 8-2013 là gần 65.500 tờ khai, trong đó gần 27.000 tờ khai nhập khẩu, với tỉ lệ luồng Vàng chiếm 33,3%, tỉ lệ luồng Đỏ chiếm 7,69%.
Theo ước tính khi thực hiện lấy mẫu theo công văn 2664/TCHQ-QLRR thì tỉ lệ luồng Vàng và luồng Đỏ tại Bình Dương sẽ chiếm trên 60% tổng lượng tờ khai nhập khẩu. Điều này sẽ gây khó khăn rất nhiều cho doanh nghiệp về thời gian, chi phí, phải có thời gian nhất định để tiếp cận, thực hiện cho cả doanh nghiệp và công chức thực thi nghiệp vụ, vì sẽ tăng đột biến tỉ lệ luồng Vàng và Đỏ mà Bình Dương đề ra khi xây dựng chỉ tiêu kế hoạch, cũng như tăng rất cao so với tỉ lệ chung của ngành.
Địa bàn Hải quan Bình Dương là hải quan ngoài cửa khẩu, do đó hầu hết doanh nghiệp chọn hình thức lấy mẫu tại cửa khẩu. Vì vậy, nếu thực hiện theo công văn số 2664/TCHQ-QLRR áp dụng luồng Vàng thì sau khi kiểm tra hồ sơ, doanh nghiệp sẽ được thông quan hàng hóa, như vậy cơ quan Hải quan sẽ lúng túng trong việc quản lý doanh nghiệp lấy mẫu vì hiện nay không có văn bản yêu cầu doanh nghiệp phải xuất trình mẫu đã lấy tại cửa khẩu.
Nếu áp dụng luồng Đỏ (khi đó doanh nghiệp phải lấy mẫu tại đơn vị) sẽ dẫn đến tỉ lệ kiểm tra thực tế hàng hóa tăng cao, tốn nhiều thời gian cho cả doanh nghiệp và cơ quan Hải quan, làm tăng chi phí cho doanh nghiệp, không phù hợp với xu hướng cải cách, hiện đại hóa hải quan.
Hiện nay, việc áp dụng tiêu chí phân tích dựa vào mã HS để thực hiện, trong khi các doanh nghiệp làm thủ tục theo loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu khi đăng ký danh mục nguyên phụ liệu nhập khẩu phần nhiều trên tờ khai có nhiều mã nguyên phụ liệu, nhưng mã HS thì cơ bản là giống nhau, đo đó, khi áp dụng tiêu chí phân tích có chức năng thực hiện cho từng mã nguyên phụ liệu sẽ dẫn đến phát sinh lượng tờ khai phân luồng theo tiêu chí phân tích là rất nhiều…
Để tạo điều kiện cho doanh nghiệp làm thủ tục nhanh, giảm chi phí, tránh xáo trộn nhiều trong quy trình làm thủ tục, Cục Hải quan Bình Dương đề xuất việc áp dụng lấy mẫu theo hướng dẫn tại công văn số 2664/TCHQ-QLRR sẽ thực hiện với những mặt hàng cụ thể, đúng trọng tâm và khi thiết lập tiêu chí phân tích chỉ dẫn yêu cầu nghiệp vụ lấy mẫu chuẩn xác theo yêu cầu./.
Lê Thu
相关推荐
- Phải tiêu hủy hóa đơn bán tài sản công bản giấy chưa sử dụng, còn tồn đến hết ngày 31/12/2025
- V.League 2023
- Iraq hạ gục Nhật Bản 2
- Bình Định: Dân than trời vì dự án “xây hồ” cho khu dân cư
- Xử lý các dự án điển hình để cảnh tỉnh, răn đe
- Điều chỉnh lộ trình sắp xếp lại thị trường cổ phiếu, trái phiếu, chứng khoán phái sinh
- Mức giá lập hồ sơ phương tiện được miễn kiểm định lần đầu?
- Hòa Bình đón 16 dự án đầu tư, tổng vốn hơn 2 tỷ USD