Quảng bá đất nước Việt Nam giàu bản sắc qua rối nước
Sau 8 ngày biểu diễn rối nước tại Ngày Việt Nam ở Braziltheo lời mời của Bộ Ngoại giao,ànhtrìnhmộtmìnhvácsânkhấurốinướcđikhắpthếgiớicủaPhanThanhLiêkết quả columbus crew nghệ sĩ Phan Thanh Liêm vẫn bồi hồi xúc động khi lần đầu tiên nghệ thuật dân tộc được giới thiệu tại đây.
Anh chia sẻ, chưa lần nào sân khấu vừa đẹp, chuẩn bị kỳ công lại gọn nhẹ như lần này, dù chỉ một mình đảm nhiệm cả vai trò nghệ sĩ lẫn “thợ”.
"Vì giá cước đường hàng không đi châu Mỹ rất đắt nên tôi tinh gọn đạo cụ mang đi biểu diễn, chỉ hơn 100kg.
Trước đây, tôi dùng tấm tôn làm bể biểu diễn. Dù tôn nhẹ nhưng một mình bê cũng rất nặng. Sau tôi nghĩ đến lưới sắt có những cái ô nhỏ nhưng chịu được lực. Tôi cắt ra rồi thuê thợ hàn lắp ráp thành bể chứa được khoảng 3m3 nước. Lần này, sân khấu được sơn thếp vàng, thếp bạc, có chữ Thọ và 2 con rồng mỗi bên, mái ngói đỏ cắt dán kỳ công. Khán giả rất thích, ra vào chụp ảnh liên tục", nghệ sĩ Phan Thanh Liêm chia sẻ.
Dù từng biểu diễn rối nước ở nhiều nước, nghệ sĩ Phan Thanh Liêm vẫn không khỏi bùi ngùi, xúc động khi diễn tại Brazil.
"Người Việt ở đây rất ít nên khi xem rối nước, họ nhớ quê hương da diết. Khán giả rất thích, có một phụ nữ Việt lấy chồng Brazil đưa cả gia đình tới. Bố mẹ chồng của cô ấy ngày nào cũng xem đi xem lại, từ sáng tới chiều mới về.
Có những cô gái Việt mặc áo dài lặn lội từ xa tới vì nhớ nhà, nhớ quê. Họ chia sẻ, vì nhớ nhà nên biết có nghệ sĩ Việt Nam sang biểu diễn, đã không quản ngại đường xa để gặp đồng bào và xem tích trò rối nước truyền thống", nghệ sĩ kể.
Nghệ sĩ Phan Thanh Liêm chia sẻ, khi biểu diễn ở Brazil, anh thường giao lưu với khán giả, giới thiệu vẻ đẹp và bản sắc văn hóa độc đáo của Việt Nam, đồng thời mời họ đến thăm đất nước mình.
Một mình vác sân khấu rối nước đi khắp thế giới
Nghệ sĩ Phan Thanh Liêm là đời thứ 7 trong gia đình có truyền thống biểu diễn múa rối nước. Cha anh, nghệ nhân Phan Văn Ngải, là tác giả nhà thủy đình lưu động và “cha đẻ” của hình tượng chú Tễu trưng bày tại Bảo tàng Louvre (Pháp).
Trong thời gian tham gia đoàn múa rối nước gia đình, anh nhận ra sân khấu lớn quá cồng kềnh, khó di chuyển, không phù hợp với nhóm biểu diễn nhỏ. Vì thế, anh sáng tạo sân khấu múa rối nước thu nhỏ, ra mắt năm 2000.
Có thể nói, Phan Thanh Liêm là nghệ sĩ Việt Nam mang rối nước đi nước ngoài nhiều nhất. Suốt gần một phần tư thế kỷ qua, gần như năm nào anh cũng mang múa rối nước đi biểu diễn ở các nước như: Ba Lan, Thái Lan, Đức, Pháp, Nhật, Hàn Quốc, Italia, Anh, Canada, Malaysia, Trung Quốc, Mỹ…
Kỷ niệm đáng nhớ nhất của nghệ sĩ Phan Thanh Liêm là năm 2022, khi đi diễn tại Hàn Quốc.
"Sân khấu được lắp đặt tại công viên Seoul, vừa diễn được một ngày thì trời mưa lớn. Về khách sạn trú thì người của ban tổ chức báo sân khấu trôi, tôi vội vàng ra điểm diễn, nước dâng rất nhanh, không cứu vãn được gì. Mất con rối là mất diễn viên, tôi phải bỏ trò, lòng buồn không tả nổi", nghệ sĩ nhớ lại.
Năm 2018 tại Ý, sát giờ diễn, bể nước bị rò do nilon rách. Anh phải nhờ một họa sĩ địa phương giúp mua nilon, sau đó tự tháo lắp, bơm nước... từ đầu.
"Chuyện như thế này ở Việt Nam tuy vất vả nhưng mình còn biết tiếng, nhờ mọi người hiểu ngay. Tôi không biết tiếng Anh, lúc có phiên dịch, có lúc không. Vì thế, nếu không đam mê sẽ không thể chịu được vất vả", nghệ sĩ bày tỏ.
Đi nhiều nước, Phan Thanh Liêm thấy người Nhật và Hàn rất văn minh khi xếp hàng. Anh kể, lần diễn ở Nhật nắng chang chang, có cây lớn che nhưng từ người lớn đến trẻ con cứ ngồi yên ở sân xem chứ không chạy vào trốn nắng. Họ xếp hàng kể cả khi mưa tầm tã để được xem biểu diễn vì rất thích rối nước.
Nghệ sĩ mong muốn tiếp tục lưu diễn quốc tế để quảng bá sâu rộng hơn nét văn hóa truyền thống độc đáo của Việt Nam.
Nghệ sĩ Phan Thanh Liêm biểu diễn rối nước ở Brazil:
Ảnh, video: NVCC
Nghệ sĩ Phan Thanh Liêm mang rối nước tới 'Lễ hội mùa hè Nhật Bản'Các buổi trình diễn rối nước của nghệ sĩ Phan Thanh Liêm cùng học trò Hoàng Hương Giang là điểm nhấn thú vị trong "Lễ hội mùa hè Nhật Bản".