【nhận định bóng đá c1 đêm nay】Tìm giải pháp gỡ khó cho ngành mía đường
Ngành mía đường Việt Nam nói chung,ảiphpgỡkhchongnhmađườnhận định bóng đá c1 đêm nay tỉnh Hậu Giang nói riêng đang trong tình trạng hết sức khó khăn do chi phí sản xuất nhiều, dẫn đến giá cả tiêu thụ cao. Để giải quyết những vấn đề trên, ông Phạm Quốc Doanh, Chủ tịch Hiệp hội Mía đường Việt Nam (ảnh) đã chia sẻ với phóng viên Báo Hậu Giang một số thông tin.
Ông Phạm Quốc Doanh
Xin ông cho biết tình hình chung của ngành mía đường hiện nay ?
- Việt Nam có diện tích trồng mía gần 300.000ha, số nông dân sản xuất trong lĩnh vực này khoảng 6.000 hộ. Qua nhiều thăng trầm, ngành mía đường đã trở lại vòng quay của chu kỳ vấp phải khó khăn. Ngành phải đối mặt với 4 thách thức lớn, đó là: Giá thành cao so với các nước trong khu vực; cây mía phải cạnh tranh với nhiều loại cây trồng khác; người sản xuất mía phải đối diện với thực trạng thiếu lao động, thuê nhân công giá cao dẫn đến không có lời; nước chúng ta đang trong đà hội nhập sâu vào thị trường thế giới, vừa là cơ hội vừa là thách thức nên có thể gặp nhiều khó khăn. Hiệp hội đã xác định nguyên nhân lớn chính là năng lực cạnh tranh của ngành mía đường trong nước kém hơn so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Năng suất trồng mía của Việt Nam chỉ đạt bình quân 65 tấn/ha, thấp hơn so với trung bình của thế giới là 68 tấn/ha và các nước sản xuất mía lớn như Brazil 67 tấn/ha, Ấn Độ 70 tấn/ha, Trung Quốc 70 tấn/ha và Thái Lan 77 tấn/ha. Chính do giá thành mía nguyên liệu còn cao vào khoảng 700-1.200 đồng/kg, trong khi ở Thái Lan chỉ khoảng 600 đồng/kg. Vấn đề này tồn tại từ lâu bởi nông dân vẫn còn giữ tập quán sản xuất quy mô nhỏ lẻ. Hơn nữa, giống mía, vùng nguyên liệu ở nước ta chưa phân bổ hợp lý, trình độ kỹ thuật còn thấp, hiệu suất thu hồi đường trong mía chưa cao…
Như vậy, Hiệp hội Mía đường Việt Nam đã có định hướng gì để phát triển ngành mía đường và giúp người trồng mía gắn bó với nghề trong tình hình hội nhập như hiện nay, thưa ông ?
- Trước những khó khăn và thách thức trên thì buộc lòng ngành mía đường phải cơ cấu lại để tiếp tục trụ vững và phát triển. Tuy nhiên, để tái cơ cấu, vai trò quyết định lớn nhất là nông dân chiếm 80%. Vì vậy, Nhà nước, doanh nghiệp, hợp tác xã phải đồng thời thể hiện vai trò, cùng nhau nắm tay đi qua giai đoạn khó khăn này. 3 thực thể là doanh nghiệp, hợp tác xã hoặc tổ hợp tác và nông dân phải liên kết, gắn bó với nhau và hình thành cơ cấu sản xuất của ngành thì mới đối đầu lại 4 thách thức nói trên. Hiệp hội đã cùng Cục Kinh tế hợp tác và phát triển nông nghiệp, nông thôn (Bộ NN&PTNT) xây dựng thí điểm mô hình “Chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ mía đường giữa doanh nghiệp - hợp tác xã - hộ nông dân”. Mô hình sẽ từng bước đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ cho việc sản xuất, chăm sóc, tiêu thụ mía đường. Để từ mô hình này sẽ tái cơ cấu, tổ chức lại sản xuất cho nông dân, hợp tác xã theo hướng quy mô lớn, tập trung, dễ áp dụng cơ giới hóa, kỹ thuật tiên tiến, giảm chi phí, tăng năng suất và hạ giá thành sản xuất. Trong mô hình, các doanh nghiệp sẽ cung cấp giống cho dân, tiêu thụ mía và quan trọng là cùng tham gia cổ phần như một thành viên để cùng chung tay điều hành, quản lý và chịu trách nhiệm với nông dân, hợp tác xã. Mô hình này thời gian qua đã thực hiện ở tỉnh Lạng Sơn, Gia Lai... Thành công từ mô hình đã đem lại nguồn sống mới cho nông dân nơi đây. Riêng Hiệp hội Mía đường Việt Nam đã xây dựng đề án “Tái cơ cấu ngành mía đường đến năm 2030 và định hướng đến năm 2050”. Đề án đang lấy ý kiến các nhà khoa học và trình Chính phủ xem xét để thực hiện. Nếu đề án thực hiện sẽ trả lời được câu hỏi định hướng quy hoạch lâu dài, cụ thể diện tích mía đường của cả nước nói chung và Hậu Giang nói riêng.
Được biết, hiện nay lượng đường tồn kho của nước ta còn khá nhiều. Như vậy, giải pháp để giải cứu như thế nào, thưa ông ?
- Lượng đường tồn kho năm nay so với năm trước không phải là lớn nhưng có điểm không bình thường là tốc độ bán hàng chậm, giá thấp so với cùng kỳ. Đặc biệt, có một số đơn vị phải bán ra sát hoặc bằng với giá thành sản xuất. Từ đó đã kéo giá thành đường trong nước sát lại gần bằng giá đường lậu nên thời gian qua đã hạn chế được tình trạng nhập lậu. Không chỉ ngành mía đường mà cả nước đang tìm cách giải cứu ngành đường. Hiệp hội Mía đường Việt Nam đã có Nghị quyết giao cho các nhà máy, công ty hết sức linh hoạt lên kế hoạch bán hàng, quyết định giá cả, tránh tồn kho nhiều. Hơn nữa, dự báo của Hiệp định ATIGA đã được các nhà tiêu thụ đường nắm rõ, có kế hoạch tiêu thụ khác hơn so với những năm trước. Câu chuyện giải cứu ngành mía đường của Hậu Giang đưa ra không chỉ là nhiệm vụ chính trị mà còn là câu chuyện nhân văn. Giải cứu lượng đường tồn kho của nhà máy đường cũng chính là giúp cho nông dân trồng mía không bị rớt giá, mía bị để khô, trổ cờ ngoài đồng. Như vậy, giải pháp hiện tại là nhanh chóng đẩy mạnh tốc độ bán hàng. Theo giải pháp này, doanh nghiệp mía đường ở Hậu Giang phải có kế hoạch linh hoạt hơn, chủ động đưa ra giá cả phù hợp tiêu thụ đường để có vốn xoay vòng. Bên cạnh đó, phải có kế hoạch sản xuất phù hợp trong tình hình mới đó là thực hiện mô hình nói trên để giảm giá thành sản xuất bằng hoặc thấp hơn các nước trong khu vực. Muốn giảm giá thành thì phải tăng quy mô, tăng năng suất. Hiệp hội sẽ cùng Cục Kinh tế hợp tác phối hợp thực hiện đề án, mô hình để rút kinh nghiệm và nhân rộng. Cùng với đó là thực hiện đồng bộ các giải pháp từ giống cây trồng, chăm sóc và thu hoạch, áp dụng nhiều chính sách hỗ trợ giúp người trồng mía, nhà máy và HTX yên tâm sản xuất.
Xin cảm ơn ông !
TRÚC LINH thực hiện
本文地址:http://app.marimbapop.com/news/947d798684.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。