Tuy nhiên,ộiđịagiảmdầndodịchbệnhdiễnbiếnphứctạlink trực tiếp mu thu nội địa từ tháng 4 đến nay có xu hướng giảm dần do ảnh hưởng tình hình dịch Covid-19 đang rất phức tạp ở nhiều địa phương. 10/12 khoản thu đảm bảo tiến độ dự toán Theo Bộ Tài chính, tổng thu ngân sách nhà nước (NSNN) tháng 7/2021 ước đạt 126,7 nghìn tỷ đồng. Luỹ kế thu 7 tháng đạt 912,1 nghìn tỷ đồng, bằng 67,9% dự toán, tăng 15,6% so với cùng kỳ năm 2020 (cùng kỳ đạt 52,2% dự toán). Trong đó, ngân sách trung ương ước đạt 64,4% dự toán; ngân sách địa phương ước đạt 72,2% dự toán. Trong đó, thu nội địa tháng 7 ước đạt 101,3 nghìn tỷ đồng. Lũy kế thu 7 tháng đạt 744 nghìn tỷ đồng, bằng 65,6% dự toán, tăng 12,9% so cùng kỳ năm 2020 (cùng kỳ năm 2020 đạt 52,2% dự toán, giảm 9,3%). Thu từ dầu thô tháng 7 ước đạt 3,1 nghìn tỷ đồng. Lũy kế 7 tháng đạt 22 nghìn tỷ đồng, bằng 94,9% dự toán. Thu từ hoạt động xuất nhập khẩu tháng 7 ước đạt 22,3 nghìn tỷ đồng. Lũy kế 7 tháng đạt 145,4 nghìn tỷ đồng, bằng 81,5% dự toán, tăng 37,5% so cùng kỳ năm 2020. Tuy nhiên, từ cuối tháng 4, dịch Covid-19 tái bùng phát ở nhiều địa phương và hiện vẫn đang diễn biến rất phức tạp ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Tiền Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu,... phải thực hiện giãn cách xã hội để phòng, chống dịch Covid-19 theo Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, đã tác động đến các hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp và số thu nộp NSNN. Về tổng thể, thu nội địa 7 tháng đạt khá, nhưng từ tháng 4 đến nay, diễn biến thu nội địa giảm dần. Qua thống kê cho thấy, tháng 4 (đầu quý II) thu được 115,6 nghìn tỷ đồng (10,2% dự toán); tháng 5 thu được 85 nghìn tỷ đồng (7,5% dự toán); tháng 6 thu được 80,5 nghìn tỷ đồng (7,1% dự toán) và tháng 7 (đầu quý III) thu được 101,3 nghìn tỷ đồng (8,9% dự toán).
Theo Bộ Tài chính, mặc dù chịu ảnh hưởng của dịch bệnh, kết quả thu nội địa tính chung 7 tháng đạt khá, chủ yếu nhờ đà phục hồi khả quan của nền kinh tế từ những tháng cuối năm 2020, các chính sách tài khóa, tiền tệ đã thực hiện trong phòng, chống dịch và hỗ trợ doanh nghiệp, người dân ứng phó với đại dịch Covid-19 phát huy hiệu quả tích cực. Một số ngành, lĩnh vực, như: sản xuất bia, sản xuất, lắp ráp ô tô, ngân hàng, kinh doanh chứng khoán, bất động sản,... tăng trưởng mạnh, tạo nguồn thu cho NSNN trong những tháng đầu năm. Có 10/12 khoản thu đảm bảo tiến độ dự toán (đạt trên 58%), bao gồm cả các khoản thu quan trọng từ 3 khu vực kinh tế, như: thu từ khu vực doanh nghiệp nhà nước đạt 63,7% dự toán, tăng 17,9% so cùng kỳ; thu từ khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 65,8% dự toán, tăng 15,6% so cùng kỳ; thu từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đạt 68,8% dự toán, tăng 40,1% so cùng kỳ... Ước tính cả nước có 59/63 địa phương thu nội địa đạt trên 58% dự toán, trong đó có 47 địa phương thu đạt trên 63% dự toán; 53/63 địa phương thu cao hơn so cùng kỳ, một số địa phương có mức tăng trưởng thu trên 15%; 4 địa phương tiến độ thu dự toán đạt thấp là Hòa Bình (52,8%), Sơn La (57,9%), Đà Nẵng (57%) và Tiền Giang (56,5%). Ưu tiên chi hàng nghìn tỷ đồng chống dịch Covid-19 Về chi NSNN, theo Bộ Tài chính, tổng chi cân đối NSNN tháng 7 ước đạt 111,9 nghìn tỷ đồng. Lũy kế chi 7 tháng ước đạt 810,6 nghìn tỷ đồng, bằng 48% dự toán, trong đó, chi đầu tư phát triển đạt 169,3 nghìn tỷ đồng, bằng 35,5% dự toán Quốc hội quyết định. Bộ Tài chính cho biết, các nhiệm vụ chi ngân sách trong 7 tháng đầu năm được thực hiện theo dự toán và tiến độ triển khai nhiệm vụ chuyên môn của các đơn vị sử dụng ngân sách. Cả ngân sách trung ương và ngân sách địa phương đã ưu tiên bố trí chi cho công tác phòng, chống dịch Covid-19, đảm bảo cơ sở vật chất và các điều kiện cần thiết phục vụ cho công tác bầu cử Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026. Trung ương đã chi 4,2 nghìn tỷ đồng từ dự toán chi dự phòng ngân sách trung ương năm 2021 để bổ sung kinh phí cho Bộ Y tế mua vắc-xin, các vật tư, hóa chất, sinh phẩm và trang thiết bị y tế cần thiết phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19 (1.799 tỷ đồng); kinh phí phòng chống dịch cho Bộ Công an (389 tỷ đồng); Bộ Quốc phòng (1.553 tỷ đồng) và hỗ trợ kinh phí phòng, chống dịch Covid-19 cho các địa phương (471 tỷ đồng). Các địa phương đã chi ngân sách địa phương 0,7 nghìn tỷ đồng để hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 theo Nghị quyết số 68/NQ-CP của Chính phủ. Bên cạnh đó, thực hiện quyết định của Thủ tướng Chính phủ, đã xuất cấp 18,3 nghìn tấn gạo dự trữ quốc gia để khắc phục hậu quả thiên tai, cứu trợ, cứu đói cho nhân dân trong dịp Tết và giáp hạt đầu năm 2021. Do tiến độ chi thấp hơn tiến độ thu ngân sách, nên về tổng thể cân đối NSNN 7 tháng có thặng dư (thu lớn hơn chi); tuy nhiên, cân đối ngân sách trung ương có bội chi, ngân sách địa phương có thặng dư lớn. Bộ Tài chính đã chủ động điều hành việc phát hành trái phiếu chính phủ để vừa sử dụng có hiệu quả ngân quỹ nhà nước, vừa đảm bảo nguồn thanh toán, chi trả kịp thời các khoản nợ gốc đến hạn và góp phần định hướng sự phát triển của thị trường, cơ cấu lại nợ công. Phát biểu tại hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ cuối năm 2021 của ngành Tài chính, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc nhấn mạnh, từ nay đến cuối năm, thu NSNN khó khăn sẽ tác động tới chi tiêu ngân sách. Do đó, ngành Tài chính sẽ chủ động, linh hoạt thực hiện chính sách tài khóa, cắt giảm các khoản chi thường xuyên khác, chi công tác phí, chi hội nghị hội thảo…, tiết kiệm để tăng chi cho chống dịch và cho xây dựng cơ bản. Ngành Tài chính sẽ chủ động, sáng tạo trong tham mưu cho lãnh đạo Đảng, Nhà nước để thực hiện mục tiêu kép, vừa tăng cường chống dịch Covid-19, vừa phát triển kinh tế.
(Bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ) Minh Anh |