Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương khai mạc hội nghị. |
Sáng 17/11,ạtđộnggiámsátcủaQuốchộingàycàngđivàothựcchấsoi kèo bong da hom nay Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức hội nghị triển khai thực hiện chương trình giám sát của Quốc hội năm 2024.
Phát biểu khai mạc, Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương khái quát, trong năm 2023, các hoạt động giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội được thực hiện có hiệu quả với nhiều đổi mới mạnh mẽ về tư duy và phương thức thực hiện.
Hoạt động này được triển khai toàn diện, đồng bộ, ngày càng đi vào thực chất; nâng cao tính hiệu lực, hiệu quả, phản ứng linh hoạt, nhạy bén trước những vấn đề thời sự quan trọng của đất nước; tăng tính dân chủ, pháp quyền, công khai, minh bạch trong hoạt động giám sát, tạo hiệu ứng lan tỏa về tinh thần hành động tích cực, góp phần tạo chuyển biến toàn diện cả về nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành và vấn đề được giám sát, ông Phương đánh giá.
Phó chủ tịch Quốc hội cũng nhấn mạnh điểm mới là Quốc hội thực hiện giám sát đồng thời 3 chương trình mục tiêu quốc gia ngay trong quá trình triển khai thực hiện báo cáo Quốc hội tại Kỳ họp thứ 6 (tháng 10/2023) có ý nghĩa quan trọng trong việc đẩy nhanh tiến độ hoàn thành ba chương trình này.
“Hoạt động giám sát chuyên đề tiếp tục có nhiều đổi mới trong công tác tổ chức thực hiện, nhờ đó đạt hiệu quả, kết quả tích cực. Hoạt động lấy phiếu tín nhiệm được tiến hành cẩn trọng, bảo đảm nghiêm túc, theo quy định của pháp luật”, ông Phương nêu rõ.
Báo cáo đánh giá kết quả hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2023 và triển khai chương trình giám sát năm 2024 sau đó, Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường khẳng định, kết quả lấy phiếu tín nhiệm đã phản ánh trung thực, khách quan thực tế trong việc đánh giá những người được Quốc hội bầu, phê chuẩn trong công tác điều hành, lãnh đạo, chỉ đạo những nhiệm vụ được giao.
Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường báo cáo tại hội nghị. |
Hoạt động “giám sát lại” được triển khai với tinh thần chuẩn bị từ sớm, từ xa. Tại Kỳ họp thứ sáu, Quốc hội đã dành 2,5 ngày để xem xét và tiến hành chất vấn việc thực hiện của các cơ quan liên quan tới 21 lĩnh vực được nêu trong 10 nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề, chất vấn.
Khác với 3 phiên xem xét việc thực hiện các nghị quyết trước đây, phiên chất vấn tại Kỳ họp thứ 6 có sự đổi mới trong cách thức tổ chức chất vấn, theo đó, các vấn đề chất vấn được nhóm lại thành 4 nhóm lĩnh vực; qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc chất vấn của đại biểu Quốc hội và trả lời của người được chất vấn, vừa bảo đảm có trọng tâm, trọng điểm, vừa bao quát được các lĩnh vực đã được giám sát, ông Cường nhấn mạnh.
Vẫn theo Tổng thư ký Quốc hội, việc xem xét báo cáo được thực hiện một cách thực chất, trách nhiệm, hiệu quả, được thảo luận kỹ với nhiều yêu cầu đổi mới theo hướng trọng tâm, tập trung vào các vấn đề lớn và quan trọng, nêu bật được các vấn đề cụ thể. Lần đầu tiên tại Kỳ họp thứ năm, Quốc hội đã dành thời gian thảo luận tại Hội trường về kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri và tiếp tục thảo luận Báo cáo này tại kỳ họp thứ 6; đồng thời, lần đầu tiên trong nhiệm kỳ này, Quốc hội tiến hành thảo luận Báo cáo kết quả tiếp công dân, xử lý đơn thư và giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân gửi đến Quốc hội, được dư luận xã hội, cử tri ghi nhận, đánh giá cao.
Trình bày tham luận, Phó chủ tịch Hội đồng Dân tộc Cao Thị Xuân nhìn nhận, bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động giám sát thời gian qua cũng còn những hạn chế nhất định, chưa thực sự đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn và nguyện vọng của nhân dân.
Hoạt động giám sát có nội dung chưa gắn kết chặt chẽ với hoạt động xây dựng pháp luật và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, của địa phương, bà Xuân nhìn nhận.
Hạn chế tiếp theo được nêu tại tham luận là chất lượng một số hoạt động giám sát chưa cao, nhiều nội dung nghị quyết, kết luận, kiến nghị còn chung chung, chưa có định lượng, mốc hoàn thành, chưa phân định rõ trách nhiệm người đứng đầu dẫn đến khó theo dõi giám sát việc thực hiện, khó quy trách nhiệm, chưa bảo đảm việc giám sát đến cùng.
Việc xây dựng kế hoạch, chương trình và điều hòa hoạt động giám sát còn những hạn chế, ảnh hưởng nhất định đến hoạt động thường xuyên của các đối tượng chịu sự giám sát. Việc tổ chức hoạt động giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội còn gặp khó khăn. Hoạt động giám sát của đại biểu Quốc hội chủ yếu theo chương trình giám sát của Đoàn giám sát, chưa có hoạt động giám sát riêng, theo đại biểu Xuân.