【trận bremen】Dấu ấn về một chính sách tài khóa hỗ trợ nền kinh tế khởi sắc

 人参与 | 时间:2025-01-10 15:40:29
Dấu ấn về một chính sách tài khóa hỗ trợ nền kinh tế khởi sắc
Các chính sách thuế đi vào cuộc sống đã góp phần tích cực giảm chi phí, giảm giá thành và kích cầu tiêu dùng. Ảnh: TL

Đáp ứng điều doanh nghiệp mong mỏi

Có trên 5.000 công nhân, hoạt động sản xuất của Công ty may Đáp Cầu, Bắc Ninh đang bị chững lại vì đơn hàng xuất khẩu giảm. “Sự hỗ trợ về thuế của Chính phủ đã phần nào giảm bớt khó khăn cho doanh nghiệp. Chúng tôi đang nỗ lực ổn định sản xuất, ổn định đời sống của công nhân. Do đó việc hỗ trợ của Chính phủ, Nhà nước, mỗi chính sách giảm thuế sẽ tác động rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của chúng tôi" - ông Lương Văn Thư, Tổng Giám đốc Công ty may Đáp Cầu, Bắc Ninh đã chia sẻ với báo chí như vậy.

Tháo gỡ khó khăn về vốn, thủ tục, cải thiện môi trường kinh doanh

"Hiện nay vấn đề cốt lõi là phải tăng tổng cầu của nền kinh tế, vì vậy chính sách tài khóa chỉ là một trong những giải pháp giải quyết khó khăn. Cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp như: Thực hiện tốt chính sách tiền tệ, chính sách đầu tư, cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh một cách hiệu quả. Vấn đề cơ bản là phải giải quyết nhanh thủ tục hành chính, tháo gỡ khó khăn đối với các dự án đầu tư tư nhân, đất đai, công trình điện năng lượng tái tạo, công nghiệp, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công" - Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc

Đối với Công ty TNHH Đầu tư và Dịch vụ Lan Chi (Hà Nội), năm trước tuy đã nộp thuế gần 100 tỷ đồng, đã được nhận hỗ trợ các loại thuế lên tới gần 20 tỷ đồng. Bà Trịnh Thùy Linh - Giám đốc tài chính, Công ty TNHH Đầu tư và Dịch vụ Lan Chi cho biết, trong thời điểm khó khăn này, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 12/2023NĐ-CP gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất năm 2023 giúp doanh nghiệp đỡ phải vay vốn ngân hàng.

“Với chính sách này, chúng tôi sẽ có thêm nguồn vốn để tái đầu tư vào sản xuất kinh doanh, tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động. Chúng tôi hy vọng chính sách sớm đi vào cuộc sống để doanh nghiệp chúng tôi được hưởng lợi từ quyết sách này” - bà Thùy Linh nói.

Đại diện hiệp hội có đến 93% trên tổng số doanh nghiệp của Việt Nam, TS. Tô Hoài Nam - Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam cho biết, các chính sách gia hạn, giảm thuế đã hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn về dòng tiền do tạm thời chưa phải nộp thuế, đồng thời giúp doanh nghiệp phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Các chính sách thuế đi vào cuộc sống đã góp phần làm giảm chi phí cho doanh nghiệp, giúp giảm giá thành sản phẩm, kích cầu tiêu dùng trong nước, trong đó người dân được hưởng lợi.

Cần chính sách dài hơi hỗ trợ doanh nghiệp

Một loạt các chính sách về giảm, gia hạn tiền thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất được thực hiện trong 3 năm qua là nỗ lực rất lớn của Bộ Tài chính. Trong những lần phát biểu mới đây của Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc, ông đã liên tục nhắc đến cụm từ này. Những nỗ lực đó là có thật trong bối cảnh nền kinh tế từ cuối năm ngoái đến những tháng đầu năm nay đứng trước nhiều thách thức. Tình hình xuất nhập khẩu giảm, doanh nghiệp không phát sinh đơn hàng, thiếu vốn... đã khiến tăng trưởng chậm lại, ảnh hưởng trực tiếp tới nguồn thu ngân sách.

Trong 3 năm qua, gói hỗ trợ về tài khóa lên tới hơn 500 nghìn tỷ đồng là số tiền rất lớn. Nhiều chính sách vẫn tiếp tục nối dài trong năm 2023 này nhằm tạo ra một xung lực mạnh hơn, hỗ trợ nền kinh tế tăng trưởng trở lại.

Tuy nhiên, thu ngân sách nhà nước trong những tháng gần đây có hiện tượng suy giảm. Thu nội địa giảm so với cùng kỳ năm trước với mức giảm diễn ra ở nhiều ngành nghề, lĩnh vực tại nhiều địa phương. Điều đáng lo ngại hơn là trong thời gian tới, các giải pháp về chính sách giảm thuế được ban hành với quy mô lớn sẽ ảnh hưởng đến tiến độ thu ngân sách.

Dù vậy, người đứng đầu ngành Tài chính trả lời phỏng vấn báo chí vẫn cho thấy ông có sự quyết tâm và tin tưởng rất lớn khi vẫn vững tâm điều hành chính sách tài khóa hỗ trợ nền kinh tế, người dân và doanh nghiệp, nhưng vẫn đảm bảo phấn đấu thực hiện cho được các mục tiêu đề ra trong năm của ngành Tài chính.

Ở góc độ người làm nghiên cứu, TS. Bùi Quang Tuấn - Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng, doanh nghiệp và người lao động là những tác nhân trực tiếp tạo ra của cải vật chất cho xã hội, quyết định cho phục hồi tăng trưởng nền kinh tế. Nếu doanh nghiệp phục hồi thì nền kinh tế mới phục hồi sau dịch bệnh. Do vậy, các chính sách hỗ trợ liên quan trực tiếp đến doanh nghiệp, môi trường hỗ trợ và tạo thuận lợi cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh là hết sức quan trọng. Do đó, Chương trình phục hồi đã tung ra đòn bẩy cực mạnh, đúng lúc doanh nghiệp cần nhất.

Trong thảo luận mới đây của Quốc hội về tình hình kinh tế - xã hội, nhiều đại biểu Quốc hội đánh giá cao chính sách tài khóa hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, muốn thúc đẩy tăng trưởng, phải phối hợp đồng bộ giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa và các chính sách vĩ mô khác, chứ không chỉ trông chờ vào một chính sách nào. Thời gian qua, chính sách tài khóa đã tung ra rất nhiều chính sách với các nguồn lực có chi phí rất lớn, hiệu quả và đã đi vào cuộc sống. Tuy nhiên, một số chính sách còn e dè, chưa rõ rệt cũng sẽ làm giảm hiệu quả của cả chương trình lớn mà Quốc hội, Chính phủ quyết tâm đặt ra.

Chính sách không can thiệp đại trà mà phải có trọng tâm, trọng điểm

Đành rằng, doanh nghiệp cần nguồn lực để vượt khó, cải cách cũng như bắt nhịp đà hồi phục của thế giới, tuy nhiên một số chuyên gia kinh tế cho rằng, cũng cần phải “liệu cơm gắp mắm”.

Cũng có ý kiến cho rằng, phần lớn doanh nghiệp cần được ưu tiên hỗ trợ nguồn tiền thật, để giảm sức ép về tài chính, thay vì các chính sách giãn, hoãn nợ, thuế, phí. Song, muốn làm được điều đó, muốn có “tiền tươi thóc thật” thì phải có nguồn lực thực hiện, trong khi đó, nguồn lực của chúng ta rất khó khăn. Việc chấp nhận tăng bội chi ngân sách cũng phải được tính toán kỹ lưỡng, thấu đáo để không ảnh hưởng tới mức bội chi được cho phép.

Do đó, các chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp là cần thiết nhưng cần phải tổng hòa các chính sách hỗ trợ, không chỉ trông chờ vào chính sách tài khóa. Theo TS. Võ Trí Thành, đối với doanh nghiệp, ngoài chính sách hỗ trợ chung, cũng cần xem xét những gói hỗ trợ theo ngành, lĩnh vực dựa trên các tiêu chí lựa chọn: Các ngành ấy có mức độ thiệt hại như thế nào, mức độ đóng góp của ngành, lĩnh vực ấy, sức lan tỏa đối với nền kinh tế ra sao... Bởi vì, để phục hồi nền kinh tế, không chỉ cần các chính sách về kinh tế mà cần thực hiện tốt nhiều chính sách khác.

Trao đổi với phóng viên TBTCVN, một số đại biểu Quốc hội đồng tình cho rằng, về dài hạn, các chính sách tài khóa phải xây dựng trên nguyên tắc can thiệp có mục tiêu, không thực hiện các chính sách hỗ trợ hay can thiệp đại trà. Chính sách cần xác định rõ thời kỳ áp dụng để bảo đảm tính linh hoạt, nghĩa là có lộ trình cụ thể.

Các gói hỗ trợ tài khóa cũng cần phải tính toán thận trọng hơn, bởi trên thực tế, các chính sách tài khóa đưa ra một loạt các giải pháp nhất là về thuế, phí, lệ phí đã trực tiếp đi vào cuộc sống, doanh nghiệp cũng như người dân được thụ hưởng, giúp giảm bớt các khó khăn, thì lâu dài cũng cần cân nhắc tránh ảnh hưởng tới các mục tiêu về cân đối ngân sách.

顶: 46626踩: 27