当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh > 【soi keo benfica】Nguyễn Văn Tỵ 正文

【soi keo benfica】Nguyễn Văn Tỵ

来源:88Point   作者:Cúp C2   时间:2025-01-10 15:21:30

Họa sĩ bậc thầy

“Nói tới họa sỹ Nguyễn Văn Tỵ,ễnVănTỵsoi keo benfica người ta thường nhớ đến sự nghiệp sáng tác mỹ thuật trên nhiều chất liệu như sơn mài, lụa, sơn dầu, khắc gỗ. Các tác phẩm hội họa, đồ họa của Nguyễn Văn Tỵ thể hiện bút pháp khỏe khoắn, hình họa chuẩn xác, lối vẽ phóng khoáng với những tìm tòi thể nghiệm, tạo nên bản sắc riêng” -PGS.TS Lê Văn Sửu, Hiệu trưởng Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam phát biểu trong lễ kỷ niệm 100 năm ngày sinh của ông.

Tác phẩm "Nhà tranh gốc mít" của họa sỹ Nguyễn Văn Tỵ, được trao Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.

Sinh ngày 24-2-1917 tại Hà Nội, Nguyễn Văn Tỵ gắn bó và yêu thích hội họa từ rất sớm. 17 tuổi, ông học dự bị tại trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, sau đó thi đỗ chính thức vào trường và học khóa 11 (1936-1941) cùng các họa sỹ Hoàng Tích Chù, Nguyễn Tiến Chung, Bùi Trang Chước, Trần Văn Lắm… Ngay từ những ngày còn đi học (1936-1941), họa sỹ Nguyễn Văn Tỵ đã có nhiều tác phẩm tham gia triển lãm ở trong và ngoài nước. Một số tác phẩm của ông được giới mỹ thuật đương thời chú ý: “Thuyền gạo sông Hồng”, “Chị em”, “Chim công”, “Chùa mở hội”, “Hai cô gái Mường” .

Đặc biệt, trong thời gian là sinh viên, Nguyễn Văn Tỵ cùng họa sỹ Trần Văn Cẩn, Nguyễn Đỗ Cung, Phạm Hậu, Tô Ngọc Vân, Nguyễn Khang, Lê Quốc Lộc tìm tòi, bổ sung, làm phong phú thêm cho chất liệu sơn mài các kỹ thuật và chất liệu như cách rây vàng bạc, sử dụng vỏ trứng, vỏ trai, đắp nổi… Ông là người có đóng góp trong việc đưa màu xanh lam và sắc trắng của vỏ trứng vào tranh sơn mài, nhằm phá vỡ thế độc tôn của gam đỏ đen, đưa tranh sơn mài Việt Nam lên một bước phát triển mới, được bạn bè quốc tế đánh giá cao.

Tốt nghiệp loại ưu và ra trường năm 1941, từ đó về sau, họa sỹ Nguyễn Văn Tỵ đã đi nhiều nơi, đến nhiều vùng miền, không ngừng tìm tòi, sáng tạo nghệ thuật và có những đóng góp lớn lao cho nền mỹ thuật Việt Nam. 

Nhà giáo, nhà phê bình mỹ thuật 

PGS.TS Lê Văn Sửu chia sẻ, trong kí ức của học trò trường mỹ thuật, thầy Nguyễn Văn Tỵ có phương pháp dạy đề cao lối vẽ chính xác nhưng không gò bó. Thầy không hề áp đặt, mà để sinh viên tự nhận thức, sáng tạo thông qua các bài học thực tế. Thầy cũng là người viết cuốn sách “Bước đầu học vẽ” được NXB Văn hóa in năm 1963, và được tái bản 3 lần vào các năm 1968, 1975, 1984. Cuốn sách được nhiều thế hệ sinh viên mỹ thuật ưa thích, như một cuốn cẩm nang cho việc học tập, nghiên cứu hình họa. 

Nguyễn Văn Tỵ còn là nhà lý luận, phê bình mỹ thuật với nhiều bài viết được đăng trên các báo, tạp chí. Các bài viết của ông được xem như những viên gạch đầu tiên, xây dựng nền móng cho ngành lý luận, phê bình mỹ thuật của Việt Nam. 

Nhà phê bình mỹ thuật Nguyễn Hải Yến, Chi hội trưởng Chi hội phê bình mỹ thuật Hà Nội chia sẻ, các bài phê bình mỹ thuật của Nguyễn Văn Tỵ tìm về chiều sâu thẳm của tư duy làng xã, nếp xưa. Ở vai trò một nhà nghiên cứu phê bình mỹ thuật, Nguyễn Văn Tỵ đặt nhiệm vụ, người cầm bút cần tỉnh táo nhận xét đánh giá tác phẩm, tư cách nghệ sỹ trong từng hoàn cảnh lịch sử, chiêm nghiệm từng thử thách, ứng xử văn hóa... “Tài sản họa sỹ Nguyễn Văn Tỵ để lại là các tác phẩm kinh điển, là các trang viết già dặn, trí tuệ, dẫn dắt người xem về cội nguồn văn hóa Việt…”, nhà phê bình Nguyễn Hải Yến nói. 

Họa sỹ yêu nước 

Nguyễn Văn Tỵ là một trong những văn nghệ sĩ tham gia cách mạng từ rất sớm. Năm 1945, ông làm ủy viên Ban chấp hành Hội văn hóa Cứu quốc, viết báo Tiền Phong, vẽ tranh cổ động “Độc lập hay là chết” trưng bày tại Hà Nội. Năm 1947, ông vào miền Trung làm Ủy viên Chấp hành văn hóa kháng chiến Thanh Hóa và Liên khu 4. Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, ông đi thực tế và sáng tác ở những làng kháng chiến Cự Nẫm, Lệ Sơn, Cảnh Dương (Quảng Bình); biên tập và xuất bản tập san Mỹ thuật, tạp chí “Sáng tạo” – cơ quan ngôn luận của Văn hóa kháng chiến Liên khu 4(1948-1950). 

Tác phẩm "Bắc Nam xum họp" của họa sỹ Nguyễn Văn Tỵ. Được trao Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.

Năm 1951, Nguyễn Văn Tỵ cùng Nguyễn Sỹ Ngọc ra Việt Bắc làm giảng viên cho trường Mỹ thuật kháng chiến ở Đoan Hùng, Phú Thọ, đi vẽ ở Việt Bắc, ở chiến dịch Điện Biên Phủ… Thời gian này, dù điều kiện kháng chiến gian khổ, thiếu thốn, nhưng ông vẫn liên tục sáng tác và cho ra đời nhiều tác phẩm mới. Có thể kể đến những tác phẩm như “Chiến lũy Ngã Tư Sở”, “Xe cứu thương”, “Bộ đội giã gạo”, “Vùng biển Cảnh Dương”, “Lão chài”… Năm 1954, họa sỹ Nguyễn Văn Tỵ trở về Hà Nội, tham gia Ban tổ chức chào mừng Thủ đô giải phóng, do Hội văn nghệ Việt Nam tổ chức. Sau đó ông về giảng dạy tại trường Cao đẳng Mỹ thuật Việt Nam. 

Trong những năm hòa bình lập lại ở miền Bắc, vừa giảng dạy, họa sỹ Nguyễn Văn Tỵ vừa sáng tác, tham gia trưng bày ở nhiều triển lãm lớn. Đề tài chủ yếu trong các sáng tác của ông thời kỳ này là về cuộc chiến đấu giành độc lập của quân và dân cả nước. Có thể kể đến những tác phẩm như: “Nhân dân Tây Bắc hoan hô chiến thắng Điện Biên Phủ” - lụa, và các ký họa “Đèo lũng lô - Tây Bắc”, “Bộ đội và dân công”, “Bộ đội qua làng”, “Một quãng đường chiến dịch”, “Bộ đội vượt lũ làm đường”, “Du kích Bắc Sơn”… 

Khi Mỹ đưa chiến tranh phá hoại bằng không quân ra miền Bắc, họa sỹ Nguyễn Văn Tỵ đã nhiều lần đi vẽ tại tuyến lửa Vĩnh Linh, đi chiến trường Lào, đi Trường Sơn, chiến dịch Buôn Ma Thuột và chiến dịch Hồ Chí Minh... Theo lời kể của họa sỹ Nguyễn Văn Chiến, trong chuyến đi vẽ ở Quảng Bình - Vĩnh Linh năm 1969, họa sỹ Nguyễn Văn Tỵ từng chia sẻ, ông thể hiện nội dung của tác phẩm qua hình dáng, vẻ mặt, màu sắc, bút pháp, kể cả không khí của cảnh vật nơi ông vẽ. Tình cảm của nhân vật tuy không thốt lên được bằng lời, nhưng một màu đất đỏ quê hương, một cành cây trơ trụi, một ánh vàng trên cột điện gãy nghiêng hay một vệt sáng trong hầm sâu… cũng gợi lên được lòng yêu nước, hay ý chí căm thù của một anh du kích, của một bà mẹ mất con vì bom đạn Mỹ. 

标签:

责任编辑:Thể thao